Hàn Quốc vừa đưa ra tuyên bố sở hữu công nghệ chế tạo một loại bom đặc biệt, một khi kích nổ sẽ khiến Triều Tiên chìm trong bóng tối.
Hãng tin Yonhap dẫn lời các quan chức quân đội Hàn Quốc hôm 8/10, cho hay, Seoul đang phát triển các công nghệ sản xuất bom bằng sợi than chì có khả năng làm tê liệt nguồn cung cấp năng lượng của Triều Tiên trong trường hợp chiến tranh.
Một quả bom bằng sợi than chì của Mỹ . Ảnh: RT |
"Tất cả các công nghệ phát triển bom bằng sợi than chì (graphite) do quân đội Hàn Quốc đứng đầu đã được đảm bảo. Chúng ta đang trong giai đoạn có thể chế tạo bom bất cứ lúc nào", một quan chức quân đội nói với.
Loại vũ khí này là một phần trong chiến lược “Chuỗi tiêu diệt” mà Hàn Quốc xây dựng để đề phòng chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên nổ ra.
"Bom cắt điện" được Cơ quan Phát triển Quốc phòng Hàn Quốc (ADD) nghiên cứu chế tạo là một phần quan trọng chương trình tấn công phủ đầu của Seoul", hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap cho biết.
Theo Daily Star, loại bom mới mà Hàn Quốc nghiên cứu không giết người mà chỉ phá hủy mạng lưới điện, vô hiệu hóa hệ thống năng lượng của Triều Tiên.
Bom Graphite chứa các sợi carbon nhỏ, và tạo nên một đám mây dày đặc khi bom nổ. Các sợi carbon bám vào đường dây điện sẽ gây đoản mạch và phá vỡ mạng lưới điện tại các cơ sở ở Triều Tiên. Về cơ bản, loại bom này sẽ khiến Triều Tiên tê liệt.
Tuy nhiên, loại bom này không có hiệu quả đối với cáp điện cách điện, và nó cũng có thể được chống lại bằng cách đơn giản là tắt lưới điện cho đến khi đám mây carbon giảm xuống.
Theo nhóm nghiên cứu của Global Security, các đầu đạn bom này được gắn với tên lửa hành trình Tomahawk trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1990, và đã giảm 85% lượng điện của Iraq. Một phiên bản khác, loại bom chùm graphite BLU-114 / B, đã được sử dụng vào năm 1999 trong cuộc tấn công của NATO vào Serbia.
Các quả bom đã ảnh hưởng tới 70% nguồn điện của nước này, nhưng khi Serbs khôi phục lại lưới điện, BLU-114 / Bs tiếp tục được sử dụng để cản trở nỗ lực sửa chữa này. Sau đó, NATO đã chuyển sang sử dụng các loại vũ khí thông thường để chống lại lưới điện của Serbia.
Đức Hòa (tổng hợp)