Một số lượng lớn người Mexico bản địa đang bị giam giữ bởi lực lượng tìm kiếm người di cư Trung Mỹ.
Rời gia đình nghèo khó ở phía Nam bang Chiapas, Amy và Esther vô cùng phấn khích khi 2 em được trên xe cùng toàn bộ những người lao động thời vụ đang trên đường tới một trang trại ở đầu bên kia của Mexico.
Mặc dù em trai của họ, Alberto, 18 tuổi, cũng đã thực hiện chuyến hành trình như vậy vào năm ngoái, nhưng với Amy, 25 tuổi, và Esther, 15 tuổi, đây là lần đầu tiên 2 em bỏ lại cái cộng đồng nhỏ bé của mình, nơi mà cả hai cùng lớn lên.
Sau khi xe đi khoảng nửa đường, bất ngờ lực lượng kiểm sát nhập cư lên xe. Sau khi kiểm tra giấy tờ, họ yêu cầu 3 chị em ra khỏi xe.
Các quan chức đã buộc tội họ mang giấy tờ giả mạo và nói dối về quốc tịch của mình. Sau đó, họ nói với những đứa trẻ rằng chúng sẽ bị trục xuất đến Guatemala, một quốc gia còn không xuất hiện trên bản đồ.
Esther Juárez, 15 tuổi và chị gái Amy, 24 tuổi. Ảnh: The Guardian |
Những đứa trẻ, nói ngôn ngữ của người Mayan Tzeltal kèm một chút tiếng Tây Ba Nha, bị chuyển tới trung tâm giam giữ người di cư ở thành phố Queretero.
Alberto, 18 tuổi, được đưa tới một phòng giam riêng biệt bởi 4 đặc vụ. Họ yêu cầu nếu em không ký vào văn bản xác nhận mình là người Guatemalan, em sẽ chết ở đó.
Albero nói với người phiên dịch tờ The Guardian, “ Một người thì đấm tôi, người khác thì đá vào chân tôi, kẻ thứ 3 thì sốc điện vào phía sau cánh tay phải của tôi. Tôi thực sự đã nghĩ mình sẽ chết cho nên tôi đã ký vào một vài tờ giấy – nhưng tôi chẳng biết đọc hay biết viết nên tôi cũng chẳng biết tôi đã ký những gì”.
Ba chị em bị giam giữ 8 ngày trước khi có luật sư đến từ 1 tổ chức hoạt động chính trị đã đệ đơn khiếu nại pháp lý và cuối cùng, họ cũng được thả tự do.
Ngày càng có nhiều người bản địa Mexico bị giam giữ và đe dọa trục xuất do không có giấy tờ bởi lực lượng tìm kiếm người nhập cư Trung Mỹ.
Hiện tượng này diễn ra trong bối cảnh một chiến dịch truy quét người nhập cư đang được triển khai do áp lực chính trị và viện trợ tài chính từ phía Mỹ. Số người bị trục xuất đã và đang tăng lên theo cấp số nhân kể từ mùa hè năm 2014 khi Tổng thống Barack Obama lên tiếng việc gia tăng mạnh mẽ số trẻ em di cư ở khu vực Trung Mỹ là một cuộc khủng hoảng nhân đạo. Những người tham gia tranh cử cho rằng các quan chức phụ trách di cư của Mexico đang chạy một hệ thống bí mật để tăng số người bị trục xuất.
Các nhà hoạt động xã hội cho rằng Viện Di trú Mexico (INM) ngày càng mở rộng hoạt động như một lực lượng cảnh sát không được sự kiểm soát. Họ coi đây như một lực lượng an ninh quốc gia xuất hiện để trở thành một hệ thống dùng để tra tấn tù nhân.
Theo Gretchen Kuhener, giám đốc the Institute for Women in Migration (IMUMI), tổ chức đã có những hành động pháp lý giúp 3 chị em Alberto được thả tự do cho biết “ Những đề xuất yêu cầu giam giữ ở Trung Mỹ xuất hiện bất cứ khi nào, cho dù nó có nghĩa là vi phạm hiến pháp. Họ bắt giữ người ta dựa trên phân biệt chủng tộc. Họ bắt giữ, trục xuất những thanh niên bản địa Mexico dọc theo đường đi”. Trong khi đó, theo luật pháp Mexico, công dân nước này có thể tự do đi lại trong đất nước mà không cần phải mang theo giấy tờ tùy thân.
Kuhener cũng nói thêm “ Trường hợp này cũng chứng tỏ sức mạnh và khả năng không bị chừng phạt của Viện Di trú Quốc gia. Họ “trốn thoát” được điều đó bởi hành động của họ tác động đến cộng đồng dễ bị tổn thương, những người không biết tiếng Tây Ba Nha, không biết quyền của họ và không có khả năng để phản ứng lại.
Gia đình của Juárez sống giữa những ngọn đồi đẹp như tranh vẽ ở phía đông Chiapas, nơi mà cả 7 người con – tuổi từ 6 đến 24 – phụ giúp bố mẹ trên một vài mảnh đất.
Thức phẩm dồi dào nhưng tiền lại khan hiếm đã tạo sức ép lên thu nhập của họ. Hàng ngàn người, rất nhiều trong số đó là người bản địa, đã đi xe buýt từ Chiapas đến các bang miền nam Mexico để làm việc trong các nông trại.
Ở Chiapas, những người lao động chân tay tường chỉ kiếm được 60 đến 80 pesos (3,4 USD – 4,6 USD) một ngày từ việc cắt cà phê. Trong vụ cuối cùng, Albero kiếm được 200 pesos (11,4 USD) một ngày từ việc thu hoạch bí, dưa hấu và cà chua ở bang phía bắc Sonora.
Nhẹ nhàng đu đưa trên chiếc võng, đây là lần đầu tiên Alberto thấy việc xa nhà lại đáng sợ như vậy.
“Chúng tôi làm việc vất vả và ra ngoài vào buổi tối. Lần đầu tiên, tôi ăn thử hamburger và chỗ chúng tôi ở cũng có điện nữa. Khi tôi trở về nhà sau 7 tháng, tôi đã mua được 1 con ngựa với số tiền tôi tiết kiệm được. Năm nay, tôi muốn mua thêm một chiếc xe máy”.
Được cổ vũ từ những câu chuyện của Alberto, chị gái và bạn trai của Esther là Fernando, 27 tuổi, cũng đã đăng ký khi những nhà thầu quay trở lại để tìm kiếm công nhân. Cả 4 người được hỏi đều không dùng danh tính thật của mình bởi nỗi sợ bị trả thù từ những nhà chức trách Mexico.
Amy, 24 tuổi cho biết: “Tôi chỉ muốn có tiền để có thể mua những bộ quần áo cho riêng mình, cũng có thể là một vài đôi bông tai. Nhưng mỗi khi tôi trên xe buýt, cảm giác lúc đó thật tệ”.
Chiếc xe buýt tư nhân bị rời đi lúc 2 giờ chiều ngày 2/9/2015 từ trạm xăng địa phương. Buổi chiều sau đó, tại một trại giam thuộc biên giới bang Queretar, giới chức đã tiến hành khám xét chiếc xe .
Mặc dù các nhân viên chống nhập cư không mang theo vũ khí nhưng họ thường làm việc chặt chẽ với các cán bộ an ninh được vũ trang, sĩ quan cảnh sát và binh lính. Các đơn vị đã nỗ lực ngăn chặn dòng người di cư lên phía bắc, tiến hành đánh phá các trạm xe buýt, nhà nghỉ và xe buýt, ngăn chặn những người di cư trên những tàu trở hàng…
Quy mô quỹ hỗ trợ tài chính của Mỹ để kiểm soát nhập cư không được rõ ràng. Ít nhất 100 triệu đô la đã được chi tiêu hoặc cam kết sử dụng cho việc đào tạo, đầu tư thiết bị mới và lập lên các đội chó nghiệp vụ. Nhân quyền không gắn liền vs sự trợ giúp này.
Sau khi bị giam giữ ở bên lề đường vài giờ, các anh chị em của Juárez đã được đưa tới trung tâm di trú. Các quan chức đã tịch thu vận dụng cá nhân của các em, bao gồm điện thoại di động và giấy tờ tùy thân mà các quan chức khẳng định là giả.
Nhiều tháng sau đó, họ vẫn run sợ khi kể lại trải nghiệm đó, đồng thời yêu cầu sử dụng danh tính giả vì sợ bị trả thù bởi các quan chức nhập cư.
Esther, 15 tuổi, nói về trải nghiệm đáng sợ đó “họ một mực khẳng định bọn em là người Guatemala, bọn em khẳng định là không phải, rằng bọn em đến từ Chiapas nhưng bọn họ không tin và ngày càng nổi giận với chúng em”.
Vào ngày 4/9/2015, sau khi bị đá, đấm và cho sốc điện, Alberto ký văn bản mà em còn không thể đọc rằng trong đấy, em thừa nhận mình là người Guatemala.
Những đặc vụ thông báo những người này sẽ bị trục xuất tới San Marcos, một thành phố nghèo ở phía tây Guatemala. Thật kinh ngạc, một lãnh sự Guatenala cấp giấy chứng nhận “xác định” quốc tịch của họ.
“Alberto không ngừng run rẩy, tất cả bọn em đều khóc. Làm thế nào chúng em có thể quay về nhà trong khi chúng em còn chẳng biết Guatemala ở đâu?” Esther nói thêm.
Bạn trai của Esther là Fernando, người bị cáo buộc là kẻ buôn lậu người nhưng không bị giam giữ, đã đi tìm sự giúp đỡ. Ngày 6/9, các luật sư của IMUMI đến và đã nộp đơn khiếu nại pháp lý, và sau 8 ngày, cả 3 được thả tự do.
Giấy tờ tùy thân của họ không thể lấy lại do họ không có khả năng chi trả 200 pesos tiền hối lộ cho các quan chức.
Một nhà tâm lý học chuyên khoa đồng thời là bác sĩ đến từ Ủy ban Nhân quyền thành phố Mexico kết luận – Alberto đã phải chịu những những tổn thương về thể chất nghiêm trọng và triệu chứng tâm lý sau chấn thương như là một hậu quả của việc bị tra tấn.
Carolina Jiménez, Phó Giám đốc trung tâm Nghiên cứu châu Mỹ tại tổ chức Ân xá Quốc tế nói “ Chúng tôi đã ghi nhận trường hợp đáng lo ngại về vi phạm nhân quyền đối với những người di cư di chuyển đến Mexico. Tuy nhiên, việc các quan chức nhập cư tham gia tra tấn đối với công dân Mexico để buộc họ thú nhận là người nhập cư là một cấp độ hoàn toàn đáng sợ hơn”.
Một số công dân Mexico với những hồ sơ đặc biệt, đã bị bắt giữ trong tình trạng xuất hiện nhiều vết sưng.
Ủy ban Quốc gia về Nhân quyền vừa điều tra 15 trường hợp tương tự - trong đó có ít nhất 8 người khác đến từ Chiapas. Đồng thời tìm ra 22 đặc vụ nhập cư đã vi phạm một loạt các quyền.
Những nạn nhân bị bắt giữ trên xe buýt dựa trên tình trạng thể lực, quần áo và vẻ bề ngoài. Một số khác bị bắt giữ vài tuần trước trước khi thuyết phục giới chức rằng họ là người Mexico.
Theo như người phát ngôn của INM, các anh em của Juarez bị bắt giữ bởi vì Fernando nói họ là người Guatemala, đồng thời bị nghi ngờ là nạn nhân của nạn buôn người. Thời gian giam giữ của họ bị kéo dài bởi thách thức pháp lý từ IMUMI.
Bà cho biết “không một ai có khả năng bị tra tấn tại một trại tị nạn bởi họ thường xuyên được theo dõi bởi các tổ chức quốc tế như Hội Chữ thập đỏ và các NGO. Nếu anh ấy (Alberto) bị tra tấn, tại sao không báo cáo ngay lúc đó và phải đợi mãi về sau mới công bố?. Tất cả những trường hợp bị nghi ngờ sẽ được điều tra và nếu chúng tôi tìm ra bất cứ bằng chứng về việc sử dụng vũ lực, những người có trách nhiệm sẽ bị báo cáo tới giới cầm quyền”.
Vụ kiện vẫn tiếp tục diễn ra, nhưng bất kể kết quả như thế nào, nó đã phá vỡ giấc mơ của chị em Juarez. Amy và Esther nói rằng họ sẽ khôn bao giờ rời bỏ cộng đồng của mình nữa bởi đơn giản là nó quá nguy hiểm”.
Alberto trầm ngâm khi nghĩ về tương lai khi em ngồi nhìn con ngựa trắng của mình gặp cỏ. em có ước mơ xây dựng một ngôi nhà cho riêng mình với điện và Internet, và anh ấy vẫn muốn mua một chiếc motorbike.
“Tôi muốn đi về phía bắc một lần nữa để làm việc, nhưng tôi lại nghĩ đến những việc họ đã làm với tôi. Tốt nhất là tôi ở lại đây thôi”.
Như Ngọc (The Guardian)