Không một phát đạn nào bắn vào các đoàn xe. Chỉ có hai kẻ ngốc bị nghiến nát do say methyl alcohol và rơi xuống dưới bánh xe thiết giáp BTR của chính mình.
LTS: Каren Mikaelovich Tariverdiev sinh tại Moskva năm 1960. Học khoa Triết Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva (MGU) mang tên Lomonosov. Năm 1984 tốt nghiệp tại Đại đội học viên số 9 Trường Sĩ quan Đổ bộ đường không Ryazan. Chiến đấu tại Afghanistan.
Ông từng là chủ nhiệm trinh sát Chi đội đặc nhiệm Spetsnaz 177 (Ghazni, Аfghanistan), Hai lần bị thương. Kỵ sỹ huân chương Cờ Đỏ và 2 huân chương Sao Đỏ. Giải ngũ chuyển ngạch dự bị năm 1993 với quân hàm thiếu tá. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những lát cắt thú vị mà ông từng trải qua ở chiến trường khốc liệt Afghanistan.
---
Kỳ 2: Cựu lính đặc nhiệm Spetsnaz Nga ở Afghanistan: Giá mạng sống thê thảm!
---
Hội chứng chiến tranh
PV Tạp chí Medved: Sau chiến tranh Việt Nam, số lượng các cựu chiến binh Mỹ tự tử, theo một số nguồn tin là 100-150.000 người. Con số này lớn hơn ba lần so với số bỏ mạng trong chiến tranh. Còn với chúng ta sau Afghanistan có giống như vậy không?
Karen Tariverdiev: Người Mỹ họ tổn thương nhẹ thôi. Cái đó gọi là "hội chứng sau chiến tranh". Phản ứng bình thường của tâm lý con người. Thường hay bị là lính nhảy dù và lính bộ binh.
PV Tạp chí Medved: Tại sao lại chính là họ?
Karen Tariverdiev: Pháo thủ và phi công không nhìn thấy hậu quả của các vụ nổ trái phá và bom. Họ bắn phá từ quá xa hoặc từ trên cao. Còn lính nhảy dù và bộ binh đi đến đấy, đến nơi ĐÓ, nơi tất cả đang nằm la liệt...
Bạn có biết những gì còn lại của một con người rơi vào trong khu vực tác động của một vụ nổ chân không? Chỉ có thịt nhừ. Con người nằm đấy, không quần áo, bay đi đâu - không rõ. Không còn da. Chỉ là thịt. Có dịp mà thấy... Và nếu quả bom rơi vào một tòa nhà, hay ví dụ, xuống chiếc xe hơi, cái loại bom được gọi là "Sturm-2", thì nhiều "thịt hầm" lắm.
Trực thăng Mi-8 đã cứu mạng sống của nhiều người lính Xô Viết ở Afghanistan. Một ngày Mi-8 thực hiện 5-6 phi vụ. Tại Afghanistan, một cặp Mi-8 cùng đội tuần tra trên máy bay có thể kiểm soát khu vực có bán kính 100-120 km tính từ điểm đóng quân. Afghanistan, 1988.
Ở những ai đó tâm lý không thể giữ được vững vàng: người thì phát điên, người sẽ trở thành kẻ nát rượu thâm căn cố đế. Mà làm thế nào biết lý do tại sao người ta uống say khướt? Bởi vì anh ta đã chiến đấu hay là anh ta có khuynh hướng nghiện ngập?
Nhưng rất ít người thực sự tìm thấy bản thân mình hoàn toàn sau cuộc chiến ở Afghanistan. Ví dụ, đến bây giờ tôi vẫn tin rằng tôi chỉ sống một cuộc sống có đầy đủ giá trị trong chiến tranh.
PV Tạp chí Medved: Anh có những khoảnh khắc nào khi đó anh không muốn sống nữa không?
Karen Tariverdiev: Có, nhưng nó không liên quan đến chiến tranh, mà chỉ là cuộc sống cá nhân...
Những thước phim về cuộc chiến ở Afghanistan
PV Tạp chí Medved: Những loại phim nào về cuộc chiến ở Afghanistan, theo ý kiến của anh, là đáng tin cậy nhất?
Karen Tariverdiev: Có những phim như thế thật sao?
PV Tạp chí Medved: Fedor Bondarchuk nói rằng ông ấy đã trình chiếu bộ phim "Đại đội 9" cho các cựu chiến binh của cuộc chiến tranh Afghanistan xem, và họ hài lòng...
Karen Tariverdiev: Tôi không biết ông ấy chiếu cho ai xem. Bạn hãy trả lời tôi: làm thế nào có thể quên cả một đại đội? Phải biết sợ Chúa chứ! Vì việc đó sẽ phải ra tòa án binh.Trong đại đội có đến một trăm cái mặt cơ mà! Làm sao họ có thể bị lãng quên?! Có thể nào mọi người ngồi hai tháng mà không có gì ăn? Đó là loại chuyện vô nghĩa?
Có khẩu phần lương thực trong Hồng quân đấy - nó đi đâu? Ai và khi nào mà ngồi đến tận hai tháng? Nhiều nhất là 3 đến 5 ngày hoặc một đồn binh cố định, nhưng đồn binh cố định - đó là một cứ điểm được trang bị kiên cố, có giếng khoan của nó, với một nhà tắm, một hầm trú ẩn tốt.
Tất cả đều được rào kín, bảo vệ bằng mìn, xe tăng hoặc pháo binh phối thuộc theo một đội hình quy định. Với một đồn binh như thế làm thế quái nào bạn có thể tiếp cận một cách dễ dàng vào lúc Bình Minh như trong "Đại đội 9" thể hiện. Ít nhất hai lần một tuần một trực thăng bay đến chở theo thực phẩm đóng hộp và thư từ.
Còn bọn "Cò Đen" nào đây? Đó là những gì có thể bịa ra trong cơn ác mộng ảo tưởng, rằng cái bọn "Cò Đen" ấy sẽ tung ra một cuộc tấn công trong quy mô phát triển đầy đủ? Chúng hầu hết là những tay súng bắn tỉa.
Ở nơi nào bạn có thể thấy được những tay súng bắn tỉa dồn toàn lực vào một cuộc tấn công bằng cách chân trần xông lên ào ạt một lúc như vậy?! Ngay cả thời Napoleon người ta cũng không chiến đấu như vậy, chưa nói là cuối thế kỷ XX! Chiến tranh - đó là một khoa học. Trong phim của Bondarchuk có cả một đại đội.
Một đại đội như ta biết, được chia thành các trung đội - bốn trung đội. Mỗi trung đội có một sỹ quan chỉ huy. Trong đại đội 9 sỹ quan biến đi đâu? Còn cả một hiện tượng: rất thú vị, Bondarchuk nhìn thấy ở đâu một nòng súng như vậy - cong, bị cắt - cho súng máy Kalashnikov?
Trực thăng Mi-8 đã cứu mạng sống của nhiều người lính Xô Viết ở Afghanistan. |
Và trong đầu ông ấy không nghĩ ra rằng nòng súng của khẩu súng máy PK là nòng thay được? Theo tiêu chuẩn nó được thay trong 6 giây. Không ai trong số các cố vấn có thể giải thích cho ông ấy nếu ông ấy chưa từng phục vụ trong quân đội, mà khẩu súng máy ông ấy lần đầu tiên mới nhìn thấy trong đời hay sao?
PV Tạp chí Medved: Vậy cảnh với Bạch Tuyết thì anh thấy thế nào?
Karen Tariverdiev: Vâng, tôi thừa nhận điều đó. Nhưng đơn vị huấn luyện thì chưa nói lên điều gì - đó mới là tập đầu tiên. Serebrjakov được - không vấn đề gì, ở đó tất cả mọi thứ như nó phải có. Porechenkov - tất cả đều bình thường. Khi mà tập phim đầu tiên còn đang diễn ra, mọi thứ tôi còn thấy thích.
Ngay khi họ bay qua biên giới - một con bò cái đã bay lên thiên đàng. Cốt truyện rất khuôn mẫu sáo rỗng, và việc thể hiện cũng hệt như vậy. Ôi, Lạy Chúa tha thứ cho tôi! ..
PV Tạp chí Medved: Vậy trong thực tế sự việc ra sao?
Karen Tariverdiev: Người ta đã ra đi một cách bình thường khi mà họ không mất một người lính nào. Gromov dẫn quân. Đơn vị cuối cùng rút là tiểu đoàn của chúng tôi. Xe BTR cắm lá cờ đỏ và Gromov ở trên xe - đó là đơn vị chúng tôi. Chi đội đặc nhiệm Spetsnaz 177.
Ai bảo đảm cho đường rút qua đèo Salang? Ahmad Shah Massoud. Ông ta vui sướng vì Quân đội Liên Xô ra đi, và ông ta nói: "Các chàng trai, cái chính là các anh hãy đi đi, tôi đảm bảo an toàn cho các anh".
Chỉ huy chiến trường Ahmad Shah Massoud và lính chi đội quân Mujahideen của ông. Năm 1989 theo thỏa thuận với Tổng tư lệnh quân đội Xô Viết ở Afghanistan, ông đích thân đảm bảo an ninh cho quân đội Xô Viết rút khỏi Afghanistan. Bị Taliban giết ngày 9 tháng 9 năm 2001.
Không một phát đạn nào bắn vào các đoàn xe. Chỉ có hai kẻ ngốc bị nghiến nát do say methyl alcohol và rơi xuống dưới bánh xe thiết giáp BTR của chính mình.
Đó có vẻ là tất cả tổn thất của một tập đoàn quân có quân số 170.000 người khi rút về nước. Tập đoàn quân đã ra đi mang theo toàn bộ vũ khí, các lá cờ, các xe nhà bếp dã chiến và đủ thứ linh tinh khác. Ra đi với quân phục diễu hành trang trọng.
PV Tạp chí Medved: Chúng ta hãy quay trở lại với những nàng Bạch Tuyết của chúng ta.
Karen Tariverdiev: Tôi không có nàng Bạch Tuyết nào cả, tôi chỉ có một người phụ nữ yêu dấu, không phải là Bạch Tuyết mà cũng lại là Bạch Tuyết.
Cô ấy là vợ chưa cưới của người bạn tôi. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy cô ấy, khi bọn "dukh" bắn vào đoàn xe của chúng tôi.
Tôi nhìn thấy - cô mặc chiếc áo lót màu đỏ chạy trên mặt đường asphalt, một mục tiêu sống, và gào lên bằng một giọng khàn đục: "Ở đó còn thương binh!" - "Cô có phải y tá không?" - "Không, tôi là người xây dựng" - "Vậy cô hãy ngồi im, các thương binh của cô sẽ cám ơn cô ".
Tôi thu thập được tám người, xông lên đánh trả, rồi cũng đẩy lui được địch. Thực tế thì sau đó tôi cũng nếm đòn. Trong cuộc tấn công này lần đầu tiên tôi bị thương. Thương binh trong chiến đấu được chúng tôi thu thập lại và đưa lên xe thiết giáp BTR.
Nhưng bản thân tôi không kịp rút. Dù sao đi nữa một tên lính bắn tỉa - "Cò Đen", đã bắn trúng tôi một cách cừ khôi.
Rồi sau này lúc tôi điều trị xong trở về, trong ngày 07 tháng 11 mọi người tụ tập uống rượu vodka, và bạn tôi, Oleg, nói: "Chúng ta là gì, như những con ngựa bị bàn đạp kềm thúc, không phụ nữ và không phụ nữ? Chúng ta hãy đến thăm phụ nữ".
Và chúng tôi đến chỗ những người quen. Tôi nhìn và thấy, kia đúng là cô ấy - Nadezhda. Cô ấy cũng đến đó chơi. Oleg nhìn thấy cô, và cậu ta nghẹn giọng: "Tôi yêu cô ấy - tôi không thể". Tôi nói với cậu: "Cậu hãy hãm ngựa lại - ở Ekaterinburg cậu có một cô vợ rồi". - "Phải nhưng tớ với cô ấy đã ba năm không sống chung ..."
Tóm lại tôi đi phép và khi tôi trở lại, họ đã thu xếp xong, đám cưới sắp cử hành. Nadia lúc ấy không có mặt ở tiểu đoàn. Cô cũng đang về phép. Oleg âu sầu vì thiếu cô. Tháng rưỡi thì đến hạn Nadezhda trả phép. Oleg xin phép tiểu đoàn trưởng bay đến Kabul gặp cô ấy ngay tại máy bay. Tóm lại, người chỉ huy cho anh đi phép ngắn.
Thời tiết không bay được, không có trực thăng đi Kabul. Oleg mỗi buổi sáng đến sân bay trực thăng chờ đợi, tới bữa ăn trưa thì quay về đại đội. Cứ thế thôi, rồi đến giờ xấu ngày 18 tháng 3. Gần tới bữa trưa còi báo động chiến đấu vang lên. Đại đội 3 đi càn kishlak Sahibkhan nằm cách 60 km về phía nam Ghazni.
Đại đội 1 chúng tôi tới đó bằng xe thiết giáp để trợ chiến đại đội Bekoev nếu họ gặp khó khăn. Chúng tôi tập hợp một cách miễn cưỡng - rõ ràng là trong khi chúng tôi còn đang trên đường, đại đội Bekoev đã có thể ba lần quay về rồi.
Đột nhiên, tôi nhìn thấy - Oleg đi bộ dọc theo đoàn xe khoác khẩu tự động trên vai, "tớ đi với các cậu". - "Cậu đang nghỉ phép cơ mà sao lại đi đâu?" - "Nhưng tớ đang buồn chán".
Tôi thậm chí còn nói với anh rằng hãy ngừng trò chơi thằng ngốc lại ngay, và anh nói: "Cũng vậy thôi, kiểu gì buổi tối chúng ta chẳng trở về, và sáng mai tớ sẽ bay đến với Nadia. Ngồi vào xe, chúng tôi đi. Trời, chúng tôi rơi xuống vực như thế nào đây! Đại đội Bekoev suýt nữa nằm xuống gần một nửa.
Tôi bị thương tiếp vào ngón tay, trực tiếp vào đầu dây thần kinh - vết thương không nghiêm trọng, có thể coi là trầy xước ngoài da mà sao đau như vậy, trong mắt chỉ thấy hoa cà hoa cải. Oleg kéo tôi vào sau tường, và trong khi tôi đang được y tá băng bó, anh chạy đi đánh cùng đại đội 3.
Chưa đầy 5 phút trôi qua - tôi nghe trên điện đài, "bên "số mười" có tổn thất". Thoáng trong đầu tôi: "Oleg", và đúng vậy. Anh chết ngay tức khắc, thậm chí không kịp gọi "mẹ ơi"! Ngày hôm sau tới giờ ăn trưa thì chúng tôi về tới tiểu đoàn, và Nadia đang đứng trên sân tập hợp. Khuôn mặt cô tối đen.
Cô đang chờ đoàn xe về. Cô biết rằng thi thể của Oleg đang ở trong khoang đổ bộ trên chiếc xe thiết giáp của tôi.
Tới ngày thứ chín, khi cô chuẩn bị làm bữa giỗ, tôi nghĩ, vodka mắc nghẹn trong cổ họng, và tới ngày thứ bốn mươi nỗi đau dịu đi một chút, có những thương vong mới, phần nào tất cả quên đi, đỉnh điểm đau đớn đã qua, giãn ra, có thể nói như vậy.
Tôi đã nói rồi, tâm lý con người là vậy đấy. Đối với thời bình bốn mươi ngày là ngắn, còn trong chiến tranh - một thời gian khá lớn. Tóm lại, chúng tôi tưởng nhớ Oleg rồi tôi đi đốc gác. Còn các chàng trai khi đó vẫn còn ngồi lại sau bàn trong nhà Nadia.
Nadia đi ra tiễn tôi, trên đường phố cô ấy chìa tay ra, như để nói lời tạm biệt, tôi cũng chìa tay ra. Cô dúi vào tay tôi một cái gì đó và quay trở lại nhà. Tôi mở lòng tay mình - trong đó có chiếc chìa khóa. Tôi phải nói rằng không có ai lên án chúng tôi.
Dẫu sao bạn cũng không thể làm cho Oleg trở về được, và cuộc sống vẫn tiếp diễn - nó không phải là từ nói xuông. À la guerre comme à la guerre - Chiến tranh thì sống theo kiểu chiến tranh đi.
(Còn tiếp)
Theo Trí thức trẻ