Từ ngày 1/1/2020, người tham gia giao thông tuyệt đối không được uống rượu, bia. Tuy nhiên, có những khi bạn không uống đồ uống có cồn mà vẫn thất bại trong bài kiểm tra khí thở. Hãy tìm hiểu về những thủ phạm khiến hơi thở của bạn có cồn dưới đây.
Tại sao không uống rượu bia vẫn có cồn trong máu?
Làm thế nào mà những thực phẩm và đồ uống không chứa cồn vẫn có thể lừa được thiết bị phát hiện cồn? Lý do là rất nhiều loại thực phẩm, đồ uống và những sản phẩm vệ sinh có chứa lượng vết của cồn. Ví dụ, nước súc miệng thường có thành phần cồn, các loại thuốc như NyQuil thường sử dụng gốc từ cồn. Rất nhiều món ăn sử dụng bia, rượu làm nguyên liệu chế biến. Mặc dù lượng cồn đó không đủ để bạn say nhưng vẫn sẽ cho ra kết quả dương tính trên máy kiểm tra hơi thở.
Còn một lý do khác là quá trình lên men được sử dụng để tạo ra các chất bảo quản giúp thực phẩm tồn tại lâu hơn. Quá trình này cũng diễn ra ở những trái cây chín. Lên men cũng diễn ra trong quá trình sản xuất một số loại bánh nướng, bánh mì. Men này nếu không biến mất trong quá trình nướng thì cũng có thể để lại lượng cồn trong bánh.
Những sản phẩm, đồ ăn, thức uống gây nhầm lẫn khi kiểm tra khí thở
Dưới đây là những thứ có thể dẫn tới kết quả kiểm tra nồng độ cồn trong máu bạn bị sai.
Thực phẩm có hoa quả chín, bánh sữa mật ong, bánh mì, tương ớt, thanh protein, kẹo cao su không đường, các món ăn được chế biến với bia, rượu.
Các loại đồ uống như nước tăng lực, bia hoặc rượu không cồn, soda lên men cũng cho ra kết quả dương tính khi dùng máy thử cầm tay.
Những vật phẩm khác như thuốc (siro ho hay thuốc ngủ), thuốc hít hen suyễn, các loại vitamin, nước súc miệng, xịt làm mát hơi thở, các sản phẩm có mùi thơm được sử dụng quanh miệng như bọt cạo râu hay mỹ phẫm cũng có thể gây kết quả sai lệch.