Mới đây theo nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu và quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, từ năm học 2022 - 2023 đến năm học 2025 - 2026, mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục ĐH công lập chưa tự chủ được quy định theo từng khối ngành với mức 1,2 - 3,5 triệu đồng/tháng.
Theo đó, trong năm học 2022-2023 Trường ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội dự kiến thu học phí 42 triệu đồng, năm học 2023-2024 là 44 triệu đồng, năm học 2024-2025 là 46 triệu đồng và năm học 2025-2026 là 48 triệu đồng. Như vậy tính riêng tiền học phí năm học 2022-2023 khi so sánh với mức 35 triệu đồng/năm cho khóa tuyển sinh năm 2021, học phí của trường đã tăng thêm 24%, tăng 13 triệu đồng.
Nguyên nhân khiến học phí tăng được lý giải rằng căn cứ theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP. Trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, nhà trường đã xác định học phí của chương trình đào tạo. Mức học phí này cũng đã được hội đồng đánh giá, nghiệm thu và phê duyệt từ cơ quan chủ quản là ĐHQG Hà Nội.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến sẽ tăng học phí của chương trình đào tạo chuẩn dao động 22 - 28 triệu đồng/năm, chương trình ELiTECH dao động 40 - 45 triệu đồng/năm.
Chương trình đào tạo khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin Việt - Pháp, logistics và quản lý chuỗi cung ứng có học phí dao động 50 - 60 triệu đồng/năm, chương trình tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế dao động 45 - 50 triệu đồng/năm;
Chương trình đào tạo quốc tế dao động 55 - 65 triệu đồng/năm, chương trình TROY (học 3 kỳ/năm) khoảng 80 triệu đồng/năm. Theo lãnh đạo nhà trường, đề án học phí của trường theo cơ chế giá, căn cứ vào chi phí đào tạo.
Đối với một chương trình riêng lẻ, học phí tăng không quá 10% một năm so với chương trình hiện hành. Mọi chi phí này đều sẽ được nhà trường thông báo tới người học.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền thông tin sẽ tăng học phí từ 276.000 đồng/tín chỉ lên 440.559 đồng/tín chỉ; hệ chất lượng cao tăng từ 771.200 đồng/tín chỉ lên 1.321.677 đồng/tín chỉ.
Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ áp dụng mức học phí ở mức 44,368 triệu đồng đồng/năm ở nhóm ngành y khoa, dược học, răng - hàm - mặt; và 41 triệu đồng ở nhóm ngành đào tạo còn lại. Hiện đang áp dụng mức học phí 14.300.000 đồng/năm nhưng từ năm học 2022-2023.
Lý giải về việc tăng học phí, Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho hay nhằm đáp ứng nhu cầu cao về chất lượng nhân lực y tế khi tốt nghiệp ĐH, nhà trường tiến hành đầu tư về vật chất, năng lực thực hành tại cơ sở y tế, năng lực ngoại ngữ phục vụ sự phát triển nghề nghiệp cho người học.
Bộ GD-ĐT lên tiếng về việc hàng loạt trường ĐH tăng học phí ở mức cao từ năm học 2022 trở đi là dựa vào Nghị định 81. Theo đó, học phí khối ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên là 12,5 triệu đồng/năm (tăng 2,7 triệu đồng); khối ngành nghệ thuật là 12 triệu đồng/năm (tăng 0,3 triệu đồng); khối ngành kinh doanh và quản lý, pháp luật là 12,5 triệu đồng/năm (tăng 2,7 triệu đồng); khối ngành khoa học sự sống, khoa học tự nhiên 13,5 triệu đồng/năm (tăng 0,8 triệu đồng); khối ngành toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật 14,5 triệu đồng/năm (tăng 2,8 triệu đồng); khối ngành y dược 24,5 triệu đồng/năm (tăng 10,2 triệu đồng); các khối ngành sức khỏe khác 18,5 triệu đồng/năm (tăng 4,2 triệu đồng); khối ngành nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội 12 triệu đồng/năm (tăng 2,2 triệu đồng).
Căn cứ vào cách tính trên, mức học phí của các cơ sở giáo dục ĐH chưa tự chủ của 7 khối ngành tăng từ 3 - 10,2 triệu đồng/năm, tùy từng khối ngành. Tăng nhiều nhất là khối ngành y dược và các khối ngành sức khỏe khác với mức tăng từ 4,2 - 20,2 triệu đồng/năm. Với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên (tự chủ), mức học phí được xác định tối đa bằng 2 lần mức trần học phí với các cơ sở chưa tự chủ.
Cơ sở giáo dục ĐH công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (tự chủ hoàn toàn), mức học phí được xác định tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí với trường chưa tự chủ. Trong khi đó, mức trần học phí đối với đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của các cơ sở giáo dục ĐH công lập được xác định cao hơn từ 1,5 - 2,5 lần so với học phí ĐH.