Bạn đã từng nghe qua câu chuyện về hòn đảo North Brother, địa điểm giam giữ những người mắc bệnh truyền nhiễm trong suốt cả thế kỷ trước, đồng thời cũng là nơi chứng kiến hơn 1000 người chết trong vụ đắm tàu năm 1904? Hòn đảo đó hiện giờ vẫn bị cư dân địa phương sợ hãi xa lánh vì những câu chuyện rùng rợn đã xảy ra.
Đảo North Brother là một mảnh đất rộng hơn 5 hectar nằm trên sông Đông, cách khu Manhattan sầm uất nhộn nhịp chỉ một vài dặm, New York. Hòn đảo kỳ bí này cho tới tận ngày nay vẫn mang trên mình ít nhiều dấu tích của một vùng đất u ám và bi thảm cùng những ký ức không mấy tốt đẹp về các cư dân của nó.
Phía bên ngoài đảo North Brother với tàn tích còn lại của bệnh viện Riverside.
Chỉ cách khu Manhattan sôi động vài dặm, thế nhưng đảo Riverside đã trở thành một nơi bị Thượng đế bỏ quên trong rêu phong và tàn tích cùng những câu chuyện xưa cũ rùng rợn.
North Brother llần đầu được nhắc tới bên ngoài bản đồ địa giới khu vực khi Bệnh viện Riverside được chuyển đến hòn đảo này. Mục đích của bệnh viện là điều trị và cách ly những người mắc phải các bệnh truyền nhiễm. Những cư dân đầu tiên của đảo là nạn nhân của các bệnh như đậu mùa, bệnh lao, sốt vàng và sốt phát ban. Cư dân khét tiếng nhất của hòn đảo, dĩ nhiên rồi, chính là Mary Mallon, hay còn gọi là Typhoid Mary. Mary chính là người đầu tiên được ghi nhận ở Hoa Kỳ mang mầm bệnh không triệu chứng của vi khuẩn gây sốt thương hàn.
Người phụ nữ này được cho là đã làm nhiễm bệnh cho hơn 50 người, 3 người đã chết, luôn chối bỏ việc mình chính là vật chủ đầu tiên, dù vậy cô vẫn bị giam giữ ở hòn đảo này trong 3 thập kỷ tiếp theo, cho tới cuối phần đời của mình. Mặc dù người phụ nữ đã trải qua những ngày cuối đời nghĩ rằng mình vô tội, nhưng thực tế đã chứng minh rằng chính những món tráng miệng thơm ngon của cô đã truyền bệnh cho nhiều người khác và gián tiếp dẫn đến cái chết của họ.
Bệnh nhân nổi tiếng nhất lịch sử bệnh viện Riverside cũng như trên toàn nước Mỹ - Mary Mallon, người đã lây nhiễm bệnh thương hàn cho 53 người khác và khiến 3 người chết.
Thực chất việc lây truyền bệnh thương hàn của Mary bắt nguồn từ công việc nấu ăn của bà. Trong quá trình làm bếp, Mary được cho là đã làm lây lan bệnh thương hàn trong quá trình nấu ăn cho 53 người. Bà bị cấm nấu ăn, đồng thời được yêu cầu đi khám bệnh, thế nhưng Typhoid Mary vẫn phớt lờ tất cả vì cho rằng mình bị vu khống (Mary thậm chí còn từ chối để các nhà khoa học lấy mẫu nước tiểu và phân vì cho rằng mình hoàn toàn không mang mầm bệnh).
Sau khi bị cách ly hai lần ở bệnh viện địa phương, Mary bị cấm nấu ăn nhưng đã thất hứa và tiếp tục đam mê đầu bếp bằng một cái tên khác. Lần này, bà bị bắt và bị cách ly vĩnh viễn tại đảo North Brother cho tới cuối đời.
Cho tới khi bị cách ly trên đảo, Mary Mallon vẫn không giấu được thái độ chống đối của mình. Bà luôn nghi rằng mình khỏe mạnh và vô tội, do đó ánh nhìn của Mary luôn chất chứa sự ai oán đầy cay đắng.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, hòn đảo trở thành nơi sinh sống cho các cựu chiến binh Mỹ và gia đình họ. Tuy nhiên do điều kiện sống quá thiếu thốn cũng như việc đi lại về đất liền không hợp lý, các gia đình này cũng dần rời bỏ hòn đảo. Vào năm 1950, chính quyền Mỹ biến North Brother thành nơi cai nghiện cho thanh thiếu niên Mỹ nhưng cũng nhanh chóng đóng cửa sau 10 năm hoạt động.
Từ năm 1963 trở đi, hòn đảo trở lại tình trạng hoang vu không một bóng người, mang trên mình những tàn tích về một thế giới đã mất cùng nhiều ký ức tang thương, có thể kể đến Mary Mallon và vụ chìm tàu khiến hơn 1000 người chết vào năm 1904 ngay bên cạnh hòn đảo.
Giờ đây đảo North Brother vẫn giữ nguyên trạng là một nơi hoang vu tịch mịch với dấu vết của những người từng sinh sống tại đây.
Bên ngoài một tòa nhà rêu phong ở North Islasnd. (ảnh: Photoflight)
Hiện nay hòn đảo này còn tồn tại 12 cụm công trình, tất cả đều đã được xây dựng từ hàng thập kỷ trước và đều trong tình trạng hoang phế.
Bên trong trung tâm điều trị tại bệnh viện Riverside.
Dòng chữ ai oán được một bệnh nhân vạch lên tường: "Xin hãy cứu tôi, tôi bị giam giữ dù không muốn thế chút nào!"
Bên trong một hội trường của bệnh viện Riverside.
Do quá khứ bệnh dịch cùng quá nhiều người chết ở khu vực đảo North Brother mà nơi này bị cư dân địa phương đồn đại là bị "ám" bởi những người đã chết vì bệnh dịch.
Một góc đổ nát bên trong bệnh viện Riverside.
Do không có người sinh sống, thiên nhiên đã chiếm lấy các tòa nhà và biến tất cả thành một màu xanh ma mị.
(Nguồn: Tổng hợp)
Nam Thanh
Theo Helino/Trí thức trẻ