(Tinmoi.vn) Các đội cứu hộ đang nỗ lực tìm kiếm thiết bị ghi âm của chiếc máy bay bị mất tích mang số hiệu MH370 trước khi các hoạt động kéo dài và vô cùng tốn kém. Vụ việc làm gợi nhớ lại cuộc tìm kiếm chiếc máy bay 447 của hãng hàng không Pháp (AFF447), các chuyên gia cho biết.
Hộp đen của chiếc máy bay 447 của hãng Hàng không Pháp được tìm thấy hai năm sau khi chiếc máy bay biến mất. Ảnh: AP
Một đèn hiệu định vị dưới nước trong hộp đen máy bay sẽ tự động bật lên khi tai nạn xảy ra và gửi một tín hiệu siêu âm từ dưới đáy biển sâu vẫn chưa được tìm thấy cho đến hôm thứ 4.
Một chuyên gia không gian cho biết: “Tuổi thọ của bộ định vị kéo dài trong 30 ngày. Nếu họ không thể bắt sóng được tín hiệu trong khoảng thời gian này, sẽ rất khó để tìm thấy hộp đen máy bay.”
Trong khi thời hạn chót cho việc sử dụng một phương thức tìm kiếm chiếc máy bay mất tích khác đã hết. Người ta không tìm thấy tín hiệu nào được phát ra từ máy phát định vị khẩn cấp (ELT) để tìm ra chiếc máy bay mất tích.
Tín hiệu khẩn cấp khác có thể giúp định vị chiếc máy bay phát nổ sau 24 giờ. Ảnh: Xinhua
David Newberym một phi công, chuyên gia về tai nạn máy bay nói rằng, nếu không tìm được hộp đen máy bay trong vòng 30 ngày, đội cứu trợ sẽ phải đối mặt với một tình huống tương tự như trường hợp của chiếc máy bay 447 của hãng hàng không Pháp khi nó cũng bị biến mất bí ẩn vào tháng 6/2009 ở Nam Đại Tây Dương.
Ông Newbery nói: “Nếu vẫn chưa tìm thấy các mảnh vỡ máy bay khi máy phát sóng siêu âm đã ngừng hoạt động, đó thực sự là một rắc rối lớn.”
Đây là trường hợp tương tự chiếc AF447, khi hai năm sau vụ tai nạn, hộp dữ liệu máy bay mới được tìm thấy sau công cuộc tìm kiếm tốn kém trị giá hàng triệu đô la.
Sau khi phân tích dữ liệu của hộp đen chiếc máy bay AF 447, người ta đã khám phá ra nguyên nhân gây nổ máy bay do sai lầm của phi công khi xử lý bộ cảm biến tốc tộ bay của máy bay.
Hộp đen máy bay bao gồm hai thiết bị nhỏ bằng một hộp đựng giày vô cùng chắc chắn được gắn ở phía đuôi của hầu hết các máy bay để giảm thiểu các tác động khi máy bay rơi.
Một thiết bị là máy ghi dữ liệu điện tử của chuyển bay, ghi lại các thông số như: tốc độ bay, nhiệt độ không khí, hướng bay, áp suất không khí, áp suất khoang lái, nhiệt độ động cơ.
Chiếc kia là máy ghi âm giọng nói, ghi lại các cuộc đối thoại và liên lạc điện đàm trong buồng lái.
Việc có được các dữ liệu từ hộp đen máy bay là điểm mấu chốt tìm ra nguyên nhân máy bay phát nổ, hoặc chịu một áp lực buồng lái đột ngột qua một hõm ở thân máy bay, ông Lau nói.
Trên thực tế, hai hộp đen có màu da cam sáng để dễ tìm thấy, có thể chịu được áp lực nhất thời gấp đến 3.400 lần lực hấp dẫn và nhiệt độ lên tới 1000 độ C trong vòng 30 phút.
Chúng cũng chịu được ngâm nước ở độ sâu 600 mét và còn nguyên vẹn trong 30 ngày. Ông Lau đã thúc giục hãng hàng không sử dụng vệ tinh để luôn sẵn sàng lần ra tín hiệu của chiếc máy bay bị mất tích.
Các hộp đen được gắn bộ truyền phát tín hiệu vệ tinh để đảm bảo có thể truyền tín hiệu ngay cả khi nguồn điện cung cấp cho hộp đen phát nổ.
Sau tai nạn của chiếc máy bay AF447, một vài nước khuyến cáo các máy bay sử dụng dữ liệu bay dạng live-stream. Nhưng ông Lau nói rằng các hãng hàng miễn cưỡng nghe theo do chi phí đắt đỏ.
Hàng không Malaysia xác nhận từ đầu tuần rằng chiếc máy bay mất tích không có bộ kết nối vệ tinh liên tục do chi phí.
Tuy nhiên, ông Warren Chim Wing-nin, thư ký danh dự bộ phận máy bay của Học viện kỹ sư Hong Kong nói rằng công nghệ này không được các hãng hàng không sử dụng trong thực tế do số liệu tuyệt đối của máy bay phải được quản lý và bảo mật.
Hầu hết các máy bay đều lắp đặt máy truyền phát định vị khẩn cấp (ELT) có thể tín hiệu cấp cứu qua vệ tinh tới các trung tâm phối hợp trên mặt đất. Nhưng chúng không bền bằng hộp đen và chỉ duy trì được trong vòng 24 giờ.
W.2 (Theo SCMP)