Theo Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) các chiến binh Nhà nước Hồi giáo IS đã sử dụng khí mù tạc để tấn công lực lượng người Kurd hồi năm ngoái. Những binh sĩ người Kurd sau khi trở về từ chiến trường đã cho ra kết quả dương tính với xét nghiệm chất hóa học trên.
Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS. Ảnh: Reuters |
Nguồn tin giấu tên nói với Reuters rằng các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm đã xác nhận rằng các chiến binh IS đã sử dụng vũ khí hóa học. Tuy nhiên, OPCW vẫn chưa chính thức xác nhận người sử dụng khí mù tạt.
Các mẫu thử được lấy từ 35 chiến binh người Kurd mắc bệnh khi trở về từ chiến trường hồi tháng 8/2015 trong khi chiến đấu chống IS ở phía tây nam Erbil - thủ phủ của khu tự trị của người Kurd tại Iraq.
Điều này đại diện cho trường hợp đầu tiên về sử dụng vũ khí hóa học tại Iraq được biết đến kể từ khi chế độ Saddam Hussein sụp đổ.
Các đại diện của người Kurd hồi tháng 10/2015 tuyên bố IS đã sử dụng đạn súng cối chứa khí mù tạt để chống lại binh sĩ của họ. Kết quả này có được sau khi xét nghiệm các mẫu máu của binh sĩ bị bệnh.
Tiết lộ này được đưa ra chỉ 3 ngày sau khi Giám đốc Trung tâm Tình báo Mỹ (CIA) John Brenan tuyên bố IS sử dụng vũ khí hóa học trên chiến trường. Ông nhấn mạnh rằng nhóm chiến binh này có thể còn sở hữu nhiều vũ khí hóa học hơn nữa.
Hồi tháng 10/2015, OPCW cũng kết luận rằng khí mù tạt đã được sử dụng tại nước láng giềng Syria trong năm ngoái.
Các chuyên gia tin rằng khí mù tạt được sử dụng tại Syria có nguồn gốc từ một kho dự trữ hóa học không được khai báo hoặc là các chiến binh đã có kiến thức cơ bản để phát triển và tiến hành một cuộc tấn công hóa học trực tiếp bằng rocket hoặc súng cối.
Chính phủ Syria đã từ bỏ nguồn cung vũ khí hóa học của mình - trong đó có các kho dự trữ khí mù tạt - dưới sự giám sát quốc tế sau khi hàng trăm dân thường thiệt mạng vì khí độc sarin ở ngoại ô Damacus trong năm 2013. Các nước phowng Tây đã đổ lỗi cho Tổng thống Bashar Assad mặc dù chính phủ của ông phủ nhận những cáo buộc này.
Khí mù tạt là chất hóa học Lớp 1, ít khi được sử dụng bên ngoài chiến tranh hóa học. Nó được biết đến là chất phá hủy mắt, da và đường hô hấp.
[mecloud] T6jRsHH9fU[/mecloud]
Bảo Linh (theo Russia Today)