Khi Mỹ tiến hành các cuộc không kích nhằm vào ISIS, nhiều nhà nghiên cứu thấy bóng dáng của các cuộc chiến có sự tham gia của Không lực Hoa Kỳ trong quá khứ, đặc biệt là trong cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Với sự ra đời của chiến dịch không kích mới chống lại ISIS, Mỹ đã nhen nhóm tham gia vào cuộc chiến tranh Iraq. Nếu chúng ta coi những đảm bảo của Tổng thống Obama là nghiêm túc thì cuộc chiến lần này sẽ không có sự tham gia của các lực lượng mặt đất, thay vào đó, Mỹ sẽ tập trung chủ yếu vào không quân.
Chính quyền Obama đã quyết định dựa vào không quân để hạn chế thảm họa, sự hỗn loạn đang xảy ra do chiến tranh Iraq mang lại. Suy nghĩ về hoạt động chống ISIS, có một số điểm tương tự như những cuộc chiến khốc liệt đã từng xảy ra trước đó. Và liệu rằng, không lực Mỹ giờ đây có làm được những gì giống như họ từng làm được trong chiến tranh Việt Nam, đó là giảm thiểu thất bại?
Chắc chắn, vào thời điểm đó, nhiều người đã tin rằng không quân Mỹ sẽ dành chiến thắng. Trong khi Không quân Hoa Kỳ coi chiến dịch Sấm Rền (tiếng Anh: Operation Rolling Thunder) hay Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất là tối ưu với mong muốn tấn công được nhiều mục tiêu hơn, các chỉ huy thời ấy coi đây là cơ hội để giành thắng lợi trong cuộc chiến này. Nhìn vào chiến lược, chiến thuật và các khía cạnh chung trong việc sử dụng không quân tại Việt Nam, chúng ta có thể đưa ra câu trả lài “Có thể, nhưng…” và nhấn mạnh và chữ “nhưng”. Mỹ có thể sử dụng không quân hiệu quả hơn ở Việt Nam nhưng ngay cả những kế hoạch hiệu quả nhất cũng không thể cứu được chế độ Sài Gòn.
Chiến lược
Chiến lược Sấm Rền là chiến lược ném bom nhằm tiêu diệt ý chí chiến đấu của Hà Nội khi nỗ lực để thống nhất đất nước. Sấm Rền thất bại phần lớn là vì Mỹ không hiểu bản chất cam kết của miền Bắc Việt Nam và không đánh giá đúng mức làm thế nào để điều chỉnh được những tính toán lợi ích mà thống nhất mang lại cho Hà Nội.
Liệu một chiến dịch có cấu trúc khác có mang lại hiệu quả lớn hơn? Chưa chắc. Sấm Rền rõ ràng là đã làm dao động sự kiểm soát của Hà Nội đối với khu vực nông thôn miền Bắc Việt Nam và hoạt động ném bom của Mỹ thực sự đã được củng cố không khoan nhượng. Nỗ lực chiến đấu của miền Bắc Việt Nam phụ thuộc vào khả năng thu hút hỗ trợ từ 3 nguồn: Trung Quốc, Liên Xô và miền Nam Việt Nam. Sấm Rền không thể chạm tới bất kỳ nguồn nào trong số đó, hoặc ít nhất là không thể kéo dài thêm. Đối với tinh thần đáng khâm phục của miền bắc Việt Nam, không có dấu hiệu nào cho thấy một chiến dịch lớn hơn sẽ đánh bại khả năng kiểm soát lực lượng của chính quyền Hà Nội.
Cuộc tranh luận về chiến dịch Linebacker II, cuộc ném bom chiến lược cuối cùng trong chiến tranh Việt Nam, tiếp tục diễn ra ở cả Việt Nam lẫn Mỹ. Bài học lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam đó là các chiến dịch ném bom không có kết quả, ngay cả khi chúng do lực lượng không quân hiện đại tiến hành với quy mô lớn nhằm chống lại một đối thủ yếu hơn. Có ít lý do để tưởng tượng rằng một chiến dịch được thiết kế theo kiểu khác sẽ tạo ra được sự khác biệt lớn hơn.
Thành phần tham gia
Khi Mỹ tiến hành không kích IS, nhiều người đã nghĩ tới những cuộc chiến từng xảy ra có sự tham gia của Không lực Hoa Kỳ
Không lực lớn hơn Không quân và bao hàm nhiều hơn cả các cuộc không kích. Trong chiến tranh Việt Nam, lần đâu tiên được thấy sự phát triển với quy mô lớn của khái niệm “air mobility” – ý tưởng máy bay có thể tìm ra các lực lượng di động dưới mặt đất và được dùng để ném bom cũng như tác chiến… Cuộc cách mạng “air mobility” của quân đội Mỹ đã giành được thuận lợi trong việc kiểm soát vùng trời để đưa một số lượng (tương đối) lớn các binh lính đi tới những nơi xa chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
Vấn đề chiến thuật của quân đội miền Bắc đã khiến Mỹ đau đầu. Du kích tấn công khi họ có lợi thế sau đó thoắt ẩn, thoắt hiện vào khu vực dân cư hoặc nông thôn. Quân đội Mỹ đã phải dùng đến trực thăng và máy bay hạng nhẹ để giải quyết vấn đề này, giúp cho bộ binh của họ cơ động hơn. Trực thăng có thể đưa quân tới vùng chiến sự một cách nhanh chóng, thậm chí có thể hỗ trợ hỏa lực cho các lực lượng tham chiến.
Quân đội Mỹ đã thu được nhiều thắng lợi với không lực của mình trong Chiến tranh Việt Nam nhưng những thành công này không bao giờ vượt khỏi chiến thuật và tác chiến. Hơn nữa, quân đội Mỹ không thể tạo ra những điều kiện để lực lượng ở miền Nam Việt Nam có thể lặp lại thành công này. Cuối cùng, cuộc xung đột nội bộ giữa quân đội và Không lực Mỹ để giành quyền kiểm soát trực thăng, máy bay vận tải hạng nhẹ và sự hỗ trợ từ trên không đã giới hạn khả năng để Mỹ tận dụng lợi thế của tính di động.
Chiến thuật
Hải quân và không quân Mỹ đều giành được thành công lớn nhất có thể trong chiến tranh Việt Nam ở chiến dịch Linebacker I, mùa xuân năm 1972. Miền Bắc Việt Nam phải đối mặt với không quân Mỹ. Các cuộc tấn công của Mỹ đã ngăn cản quân đội miền Bắc tiến vào miền Nam.
Liệu rằng cam kết không chiến sẽ tiếp tục được duy trì ở miền Nam Việt Nam? Có khả năng, nhưng cam kết này phụ thuộc vào việc Mỹ còn tham chiến ở Việt Nam trong bao lâu. Trong cuộc tổng tấn công mùa xuân năm 1975, Mỹ đã can thiệp nhưng quá muộn. Đó là thời điểm đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của quân đội miền Nam Việt Nam. Và người dân Mỹ sẽ không chấp nhận nước Mỹ tiếp tục thực hiện cam kết đối với an ninh của Sài Gòn.
Kết luận
Nhờ sử dụng hiệu quả, không lực có thể ngăn chặn các cuộc tấn công quân sự thông thường. Tuy nhiên, nó không thể giải quyết các vấn đề chính trị cơ bản. Không lực Mỹ không thể tiêu diệt ý chí thống nhất đất nước của miền bắc Việt Nam và cũng không thể hỗ trợ chế độ Sài Gòn tăng cường khả năng kiểm soát lãnh thổ của mình. Nếu không thay đổi các yếu tố cơ bản thì chiến thắng của miền Bắc Việt Nam cũng chỉ là vấn đề thời gian.
Bảo Linh/Người đưa tin (Theo nationalinterest)