Cây bắt ruồi (Venus flytrap) - loài cây được mệnh danh "thực vật kỳ diệu nhất thế giới" với khả năng ăn mọi vật với tốc độ săn mồi cực nhanh.
[mecloud]HhfAW4ptd7[/mecloud]
Cây bẫy ruồi (Venus flytrap), tên khoa học Dionaea muscipula được hình thành bởi phần cuối của mỗi lá cây và được kích hoạt nhờ các sợi lông nhỏ trên bề mặt bên trong của lá.
Chiếc bẫy sẽ khép lại khi côn trùng, nhện lọt vào trong và càng giãy giụa chúng sẽ càng bị kẹp chặt hơn.
Theo nghiên cứu mới đây ở Đức, loài cây ăn thịt này có thể đếm số lần con mồi chạm vào những sợi lông cảm giác bên trong bẫy để quyết định thời điểm "tiêu diệt". Theo đó, lần thứ nhất chạm thì không có vấn đề, lần thứ hai chạm vào cây sẽ phản ứng và thiết lập bẫy ở chế độ sẵn sàng hoạt động, con mồi sập bẫy và lần chạm thứ ba thì quá trình tiêu hóa bắt đầu. Các tuyến ở thùy lá sau đó sẽ tiết ra các enzym phá vỡ mô con mồi, biến chúng thành "món ăn" bổ dưỡng nuôi cây.
Khoảng vài ngày sau, chiếc bẫy sẽ tự động hé mở và con mồi đã héo khô.
Dã Quỳ (tổng hợp)