Sau khi kế hoạch “Hồng Môn Yến” bị phát hiện, công chúa Mãng Cổ Tế và hơn một nghìn người có liên quan bị xử tội chết. Sự kiện này xảy ra đã trở thành vụ án lớn nhất và tàn khốc nhất trong lịch sử Thẩm Dương và trong suốt Triều đại nhà Thanh.
Hoàng Thái Cực (là vị Hoàng đế thứ 2 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, cai trị từ năm 1626 đến năm 1643) đã quyết định xử lăng trì đối với chị mình là công chúa Mãng Cổ Tế. Với anh trai Mãng Cổ Nhĩ Thái, Hoàng Thái Cực nhanh chóng quyết định tước binh quyền, tống giam. Năm 1632, Mãng Cổ Nhĩ Thái cũng bị xử tội chết. Năm người con trai của Mãng Cổ Nhĩ Thái bị coi như người lạ, để các Vương gia khác coi như nô bộc trong nhà.
Căn nhà phía Đông đường Đại Nam thuộc Thành phố Thẩm Dương hiện nay từng là nơi ở đầu đời Thanh của con trai thứ ba của Nỗ Nhĩ Cáp Xích-Mãng Cổ Nhĩ Thái. Mãng Cổ Nhĩ Thái đã từng cùng em trai là Đức Cách Loại và chị gái là Mãng Cổ Tế lên kế hoạch tổ chức một bữa tiệc mô phỏng “Hồng Môn Yến”, nhằm sát hại Hoàng Thái Cực, cướp ngôi hoàng đế. Thế nhưng, không rõ lí do tại sao, sau khi xây dựng kế hoạch cướp ngôi này không lâu, Mãng Cổ Nhĩ Thái và Đức Cách Loại lần lượt chết do bệnh. Sau khi kế hoạch “Hồng Môn Yến” bị phát hiện, công chúa Mãng Cổ Tế và hơn một nghìn người có liên quan bị xử tội chết. Sự kiện này xảy ra đã trở thành vụ án lớn nhất và tàn khốc nhất trong lịch sử Thẩm Dương và trong suốt Triều đại nhà Thanh.
Kế hoạch chọc giận Hoàng Thái Cực
Mãng Cổ Nhĩ Thái sinh năm 1588, là con trai của Nỗ Nhĩ Cáp Xích với Phú Sát thị. Thân là tam đại Bối Lặc, giữ chức kỳ chủ của Chính Lam Kỳ. Xét về thân thế cũng như địa vị đều cao hơn so với Hoàng Thái Cực. Thế nhưng, vì mẹ đẻ và Bối Lặc Đại Thiên có quan hệ mờ ám, Nỗ Nhĩ Cáp Xích tuy vô cùng tức giận nhưng không nỡ ra tay giết hại bà, nên chỉ có thể viện lý do có “quĩ đen” để li dị bà. Thế nhưng, để lấy lòng cha, Mãng Cổ Nhĩ Thái đã nhân tâm “hạ thủ” giết chết mẹ đẻ của mình. Hành vi cầm thú này của Mãng Cổ Nhĩ Thái đã ảnh hưởng đến địa vị và uy tín của chính bản thân mình ở Hậu Kim. Cũng chính vì vậy, năm 11 Thiên Mệnh tức năm 1626, ông ta đã không có tên trong danh sách cuộc đua giành ngôi kế vị.
Ảnh minh họa hoàng đế Hoàng Thái Cực. Ảnh: Duowei |
Khi Hoàng Thái Cực giành được ngai vàng, tuy bề ngoài Mãng Cổ Nhĩ Thái vẫn bầu cho em trai một phiếu, thế nhưng trong lòng không cam tâm. Sau đó, căng thẳng mâu thuẫn giữa hai người ngày càng sâu sắc.
Năm thứ 5 Thiên Thông (tức năm 1631), đại tướng Tổ Đại Thọ của thiên triều Minh đã có những hành động uy hiếp đến sự hòa binh của Hậu Kim khiến Hoàng Thái Cực vô cùng lo lắng và quyết tâm diệt cỏ tận gốc. Tháng 8, Hoàng Thái Cực đích thân thống lĩnh đại quân Bát Kỳ tấn công Đại Lăng Hà thành. Đại quân Bát Kỳ vây kín các hướng, Mãng Cổ Nhĩ Thái và em trai là Đức Cách Loại dẫn Chính Lam Kỳ tấn công từ phía Nam thành do đây là khu vực tập trung pháo lực mạnh nhất của quân Minh. Lực lượng pháo binh quân Minh đã khiến binh sĩ của Mãng Cổ Nhĩ Thái bị thương nặng. Nắm bắt được thế bất lợi, Mãng Cổ Nhĩ Thái đã ra lệnh rút lui
Ngay sau đó, Mãng Cổ Nhĩ Thái đã đến trại của Hoàng Thái Cực, xin quân Chính Lam Kỳ đến hỗ trợ. Đây vốn dĩ là một yêu cầu hợp lý, thế nhưng Hoàng Thái Cực không để anh trai trình tấu hết, đã hạ lệnh cho chuẩn bị ngựa với lý do có việc quan trọng cần xử lý.
Mãng Cổ Nhĩ Thái vốn tính nóng nảy, gặp lúc tình hình nguy hiểm nên vô cùng tức giận, lớn tiếng chỉ trích “Hoàng thượng có thành kiến gì với thần xin hãy nói ra, tại sao phải làm khó thần như vậy. Thần trước giờ đều thuận theo ý chỉ của người. Thế nhưng, dù thần có nỗ lực cố gang hết sức vẫn khiến hoàng thượng bất mãn, không lẽ hoàng thượng muốn dồn thần vào chỗ chết?”
Mãng Cổ Nhĩ Thái vừa nói vừa để tay trên gươm. Em trai Đức Cách Loại đứng bên cạnh quan sát, thấy tình hình không ổn, liền lên tiếng khuyên can anh trai không nên làm chuyện “ngu ngốc”. Mãng Cổ Nhĩ Thái càng nghĩ càng giận, tiện tay rút kiếm “chém bừa”. Đức Cách Loại thât kinh, rút kiếm khỏi tay anh, rồi đẩy Mãng Cổ Nhĩ Thái ra khỏi trại. Hoàng Thái Cực thấy vậy, liền mắng cận vệ không bảo vệ hoàng thượng trong lúc bị uy hiếp.
Đêm hôm đó, Mãng Cổ Nhĩ Thái sau khi nghe sự khuyên can của em trai Đức Cách Loại đã lấy cớ mất kiểm soát do uống rượu đến xin trại xin Hoàng Thái Cực tha lỗi, nhưng bị từ chối.
Lên kế hoạch giết vua, cướp ngôi
Sau trận thắng tại Đại Lăng, đại quân Bát Kỳ trở về kinh thành. Sau khi tiến hành thẩm tra và căn cứ vào báo cáo của Hoàng Thái Cực, Mãng Cổ Nhĩ Thái đã bị tước danh hiệu Đại Bối Lặc.
Mãng Cổ Nhĩ Thái không quan tâm đến hình phạt, cả ngày chỉ lo lắng việc làm của mình sẽ khiến tiền đồ ngày càng mờ mịt, nảy sinh chán nản, thậm chí ngồi khóc một mình. Chị gái là Mãng Cổ Tế và anh rể Tỏa Nặc Mộc thương cảm cho tình hình em trai nên thường xuyên đến an ủi. Qua ba tuần rượu, Mãng Cổ Nhĩ Thái đã mượn rượu tâm sự . Ông ta nói, “Em hiện nay đã đắc tội với Hoàng Thái Cực, sau này khó có được tương lai gì tốt đẹp, vì thế dứt khoát sẽ “chơi tới bến”, tìm mọi cách trừ khử để giành ngôi báu. Nếu chiêu này thất bại, chúng ta sẽ lui về Khai Nguyên-nơi thành trì kiên cố, tự xưng vương lập quốc tại đó”.
Tranh minh họa kế hoạch "Hồng Môn Yến". Ảnh: Sina |
Theo ghi chép của dã sử, kế hoạch của Mãng Cổ Nhĩ Thái là trong “Hồng Môn Yến” sẽ mời Hoàng Thái Cực uống rượu độc. Em trai Đức Cách Loại, chị gái Mãng Cổ Tế và anh rể Tỏa Nặc Mộc nghe xong vô cùng kinh hãi, khuyên Mãng Cổ Nhĩ Thái đừng làm chuyện “dại dột”. Mãng Cổ Nhĩ Thái đáp rằng: “Ta không giết hắn, hắn ắt giết ta, ta đã không còn chỗ thoát nữa rồi”. Thấy Mãng Cổ Nhĩ Thái đã kiên quyết như vậy, vợ chồng công chúa Mãng Cổ Tế và em trai Đức Cách Loại đã đồng ý với kế hoạch này.
Ngày thứ hai, Mãng Cổ Nhĩ Thái đã bí mật gặp gỡ với hai tướng lĩnh thân tín của mình ở Chính Lam Kỳ và một tay chân thân tín của công chúa Mãng Cổ Tế. Sau khi nghe kế hoạch của Mãng Cổ Nhĩ Thái, ba người này đều kiên quyết cho biết sẽ quyết phục vụ chủ nhân, lên núi đao xuống biển lửa quyết không từ. Sau khi hội ý, bảy người bắt đầu cắt máu ăn thề.
Chị em tương tàn
Mãng Cổ Tế và Hoàng Thái Cực là chị em cùng cha khác mẹ. Con trai cả của Hoàng Thái Cực là Hào Cách lấy con gái vợ cả của Tỏa Nặc Mộc. Vì vậy, Mãng Cổ Tế vừa là cô, vừa là mẹ vợ kế của Hào Cách.
Năm thứ 9 Thiên Thông tức năm 1635, Hoàng Thái Cực đánh bại Mông Cổ Công Chủ Lâm Đan Hãn chiếm được 8 đại phúc tấn (phu nhân) của ông ra. Hoàng Thái Cực lấy hai người, một người có diện mạo xinh đẹp nhất ban cho con trai Hào Cách, 5 vị phúc tấn còn lại đều ban cho các vương gia khác.
Mãng Cổ Tế vô cùng bất mãn sau khi nghe chuyện, cô liền đến hỏi tội Hoàng Thái Cực, “Hoàng thượng ban vợ cho Hào Cách, con gái ta biết phải làm thế nào” Hoàng Thái Cực ngon ngọt dỗ dành chị gái nhưng Mãng Cổ Tế quyết không nghe, đùng đùng tức giận phi ngựa theo hướng Khai Nguyên
Lúc đó, Đại Bối Lặc Đại Thiện thấy em gái nổi giận nên cũng vội vàng lên ngựa đuổi theo gọi Mãng Cổ Tế về mở tiệc thiết đãi và tặng rất nhiều lễ vật. Chuyện đến tai Hoàng Thái Cực, ông vô cùng tức giận, nói “Quan hệ giữa Đại Thiện và Mãng Cổ Tế xưa nay vốn không hòa thuận. Nhưng Đại Thiện đã nhân thời cơ chị em ta có mâu thuẫn lại quay ra thân thiết với Mãng Cổ Tế là có mục đích gì”. Hoàng Thái Cực bực tức nhổ trại bỏ về Thịnh Kinh, 8 ngày liên tiếp đóng cửa không màng việc triều chính.
Mãng Cổ Tế không hiểu nguồn cơn tức giận của em trai lại vẫn cố uy hiếp khiến mối quan hệ giữa chị em họ càng thêm căng thẳng
Tâm phúc phản bội, Công chúa Mãng Cổ Tế nhận án tử lăng trì
Lãnh Tăng Cơ, vốn là người của bộ lạc Diệp Hách. Nỗ Nhĩ Cáp Xích tiêu diệt bộ lạ này, Lãnh Tăng Cơ bị bắt làm tù binh và được đưa đến làm nô lệ cho Chính Lam Kỳ. Sau đó, khi Mãng Cổ Tế cải giá lấy Tỏa Nặc Mộc liền đưa theo hắn đến phủ làm nô bộc. Tuy thân phận thấp kém nhưng Lãnh Tăng Cơ là người lanh lơi, xảo quyệt, rất giỏi trong việc thăm dò ý tứ qua lời nói và nét mặt. Không lâu sau đó, hắn được Mãng Cổ Tế vô cùng tin tưởng và cho làm tâm phúc bên mình
Chân dung công chúa Mãng Cổ Tế. Ảnh: Sina |
Tháng 12 năm thứ 9 Thiên Thông (tức năm 1635), Lãnh Tăng Cơ đến Hình bộ đánh trống đòi gặp kỳ chủ là Tề Nhĩ Cáp Lang và kể lại toàn bộ kế hoạch “Hồng Môn yến”. Nghe xong Tề Nhĩ Cáp Lang vô cùng hoảng hốt, vội đưa anh ta vào cung gặp Hoàng Thái Cực.
Sau khi nghe xong, Hoàng Thái Cực không có bất cứ biểu hiện kinh ngạc gì, chỉ nói : “Rất tốt ! Nếu bây giờ Chính Lam Kỳ Bối Lặc vẫn còn sống, công lao của ngươi sẽ càng lớn. Thế nhưng, bây giờ phát hiện vẫn chưa muộn”. Sau khi Hồng Môn Yến phát hiện, Hoàng Thái Cực ra lệnh cho Hình bộ ngay lập tức cử một đoàn kỵ binh trong đêm đến Khai Nguyên bắt công chúa Mãng Cổ Tế và phu quân Tỏa Nặc Mộc về kinh chịu án. Sau đó tiếp tục đưa quân bao vây Mãng Cổ Nhĩ Thái vương phủ, Đức Cách Loại vương phủ và phủ của hai đồng phạm Đồn Bố Lộc, Ái Ba Lễ, bắt toàn bộ gia quyết giam vào đại lao. Do số lượng người liên quan đến vụ án này quá đông, tất cả các nhà lao ở Thịnh Kinh đều chật kín người.
Hình bộ cũng tìm thấy mộc bản ấn 16 mặt, trên khắc dòng chữ “Kim quốc hoàng đế chi ấn” tại phủ của Mãng Cổ Nhĩ Thái. Đây được coi là chứng cứ mưu phản quan trọng nhất. Những kẻ chủ mưu và đồng phạm trong vụ án đã không có gì để chối cãi.
Trước khi hành hình, Hoàng Thái Cực còn sai người quay về Phúc Lăng báo cáo trước linh vị của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, đồng thời cũng đến “Tiên Hãn cung” gần Cửu Môn báo cáo với hai vị di phi của tiên hãn.
Kết quả cuối cùng, Hòag Thái Cực quyết định dùng nhục hình lăng trì đau đớn để trừng phạt chị gái mình, anh trai Mãng Cổ Nhĩ Thái và các con trai, cháu trai trong họ tộc đều chịu chung hình phạt lăng trì. Nhiều ngày liền sau đó, tại khu vực hành hình của Thịnh Kinh không ngớt tiếng kêu thét thảm thiết, người nghe cũng bủn rủn chân tay. Chỉ có anh rể Tỏa Nặc Mộc được miễn tội chết vì có công ngầm báo trước cho Hoàng Thái Cực.
Lãnh Tăng Cơ có công trong việc báo án nên được thưởng nhiều của. Ngoài ra, Hoàng Thái Cực cũng miễn cho hắn các loại cống nộp hàng năm.
Tháng giêng năm Sùng Đức, Công bộ đã cho san bằng phần mộ của Mãng Cổ Nhĩ Thái và Đức Cách Loại. Tất cả vật tùy táng đều được thống kê, xung vào quốc khố. Sau khi biết chuyện, Hoàng Thái Cực đã lệnh cho Công bộ hoàn trả các vậ tùy táng và tu sửa lại phần mộ cho hai người
Tất cả vàng bạc châu báu tùy táng đều được thống kê, xung vào quốc khố. Dù sao cũng là anh em chung giọt máu đào, vì thế sau khi biết chuyện, Hoàng Thái Cực đã lệnh cho Công bộ hoàn trả lại đầy đủ vật tùy táng và tu sửa lại nguyên vẹn mộ phần cho hai người.
Theo sử sách ghi chép lại, số người bị xử tội chết ở vụ án này lên đến hơn một nghìn.
Nghiêm Thu (Duowei)