Các lá chắn tên lửa hiện có của Mỹ không có khả năng chịu được một cuộc tấn công lớn từ các tên lửa đạn đạo liên lục địa hạt nhân (ICBM) của Nga. Đây là thông tin được chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược của Nga nói trong một cuộc họp báo.
Theo Russia Today, trong cuộc họp báo ngày hôm qua (16/12), Thượng tướng Sergey Karakaev, Chỉ huy Lực lượng tên lửa chiến lược Nga cho biết phân tích của các chuyên gia Nga đã chỉ ra rằng "không phải khả năng hỏa lực hay khả năng tính toán dữ liệu của hệ thống phòng thủ tên lửa đang được triển khai của Mỹ" có thể đối phó được cuộc tấn công ồ ạt của bộ ba hạt nhân Nga.
Ông dẫn ra các ước tính của chuyên gia Mỹ. Những người này tin rằng một hệ thống phòng thủ tên lửa hiệu quả phải bao gồm nhiều loại tên lửa đánh chặn hợp nhất, có thể là hệ thống laser hoặc động lực học, được triển khai ở tất cả môi trường, kể cả trong không gian. Việc phòng thủ nhiều lớp như vậy có thể giao chiến với các tên lửa trên không và các đầu đạn trong không gian.
Các kế hoạch phát triển dài hạn của Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga đã được điều chỉnh để xem xét dự đoán về quy mô và tốc độ phát triển phòng thủ tên lửa Mỹ, vị tướng Nga nói.
ICBM Satan thay thế cho Sarmat, sẵn sàng phóng và chiến đấu thử nghiệm vào năm tới. Ảnh: RT |
Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga đã lên kế hoạch giới thiệu một số "phương tiện và kỹ thuật mới, hiệu quả để thâm nhập vào bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào", tướng General Karakaev nói. Ông cũng nhấn mạnh các tên lửa đạn đạo của Nga có khả năng đánh các mục tiêu ở "bất cứ nơi nào trên thế giới".
Các tên lửa đạn đạo thế hệ tiếp theo với những đặc điểm đột phá, mang theo các phương tiện mới để thâm nhập vào hệ thống ABM (chống tên lửa đạn đạo), sẽ "đảm bảo trung hòa các mối đe dọa tiềm năng đang nổi lên", ông Karakaev nói.
Các ICBM hiện đại đang chiếm tới 56% kho vũ khí hạt nhân và tới năm 2022, tất cả các hệ thống tên lửa đạn đạo lỗi thời sẽ được thay thế bởi những cái mới, ông Karakaev nói.
Ông cũng cho biết đã nhận được thông báo rằng việc nghiên cứu và phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng - Sarmat - đã hoàn thành và sẽ được kiểm tra toàn diện vào năm sau tại sân bay vũ trụ quân sự Plesetsk.
Hàng năm, tối thiểu 4-5 trung đoàn tên lửa của hệ thống Yars được đưa vào hoạt động, ông Karakaev cho biết. Vào tháng 6, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ có thêm 40 tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới bổ sung vào kho vũ khí hạt nhân của mình trong năm 2015.
Giai đoạn thiết kế hệ thống "tàu tên lửa" Barguzin cũng đã hoàn thành và dự án đang bước vào giai đoạn tiếp theo - xây dựng, ông Karakaev nói.
Lực lượng tên lửa chiến lược đã tiến hành 7 vụ phóng thử trong năm 2015 và còn một cuộc thử nữa vào cuối tháng 12. Năm sau, số lượng các vụ phóng thử tên lửa sẽ tăng lên gấp đôi, tới 16 lần.
Một hệ thống tự động tích hợp được lắp đặt vào các thiết bị của Lực lượng Tên lửa Chiến lược bắt đầu vào năm 2016 sẽ cho phép thực hiện những thay đổi thực tế của nhiệm vụ.
Trong năm nay, các nhóm nghiên cứu Mỹ đã kiểm tra các thiết bị của Lực lượng tên lửa chiến lược 12 lần, tướng Karakaev cho biết. Washington và Mỹ trao đổi dữ liệu về tình trạng vũ khí hạt nhân quốc gia hiện tại 2 lần/năm, vào ngày 1/3 và 1/9.
Karakaev nói rằng ông không thấy nhu cầu cần triển khai tên lửa chiến lược gắn đầu đạn thông thường chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS.
Đồng thời, ông Karakaev cũng nói rằng việc sử dụng tên lửa đạn đào cần được sự cho phép của lãnh đạo tối cao - tổng thống Nga.
"Trong trường hợp có một quyết định chính trị, Lực lượng tên lửa chiến lược sẵn sàng thực hiện bất cứ nhiệm vụ nào được giao", ông Karakaev nói.
Bảo Linh (theo Russia Today)