Cá sủ vàng được đánh giá là một loài cá cực lớn và hiếm gặp, được gọi là ‘lộc trời’. Rất nhiều ngư dân Việt đã đổi đời nhờ cá sủ vàng. Trong đó có trường hợp một con cá sủ vàng có giá 2,5 tỷ đồng.
Tin tức trên báo VTC cho biết, vào một ngày năm 2010, một nhóm người ở Thái Thụy đã tóm được một con sủ vàng. Tàu vừa cập bến, con cá đã được một thương lái chuyên buôn bán sủ vàng sang tận thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan trả giá 1,5 tỉ đồng. Đây được coi là con cá đắt nhất từ trước đến nay săn được ở Vịnh Bắc Bộ.
Người trúng con cá bạc tỉ, đó là Bùi Văn Thắng, ở làng biển Tân Sơn. Xác nhận với VTC, Thắng cho hay là trúng sủ vàng, bán được 1,5 tỉ đồng. Tính ra, với số tiền đó, Thắng là người trúng sủ vàng và bán được với giá cao nhất từ trước đến nay. Ở làng Tân Sơn cũng nhiều người trúng sủ vàng, nhưng do trúng từ cả chục năm trước, nên chỉ bán được tầm trên dưới trăm triệu.
Một con cá sủ vàng. Ảnh: Internet |
Theo lời Thắng, việc bán con cá với giá 1,5 tỉ đồng là quá rẻ, quá hớ. Thắng kể trên VTC: “Hôm đó, sau khi cúng vái trong nhà, ngoài biển suốt 2 tiếng, đến 11 giờ đêm em mới cho tàu cập bến, thì đã thấy ông Nhuệ đứng đó. Thú thực, em và gia đình cũng như dân chài ở đây không thể biết rõ giá trị con cá thế nào. Mẹ em cứ đòi bừa 1,5 tỉ, không ngờ ông Nhuệ vác bao tiền vào nhà trả luôn, không thèm mặc cả xu nào”.
Sau khi ông Nhuệ (thương lái chuyên buôn cá) khiêng con cá lên chiếc Camry láng coóng chở đi, thì một đại gia Hải Phòng điện thoại bảo: “Đã liên lạc sang Trung Quốc rồi, giá con cá đó là 2,5 tỉ, tôi sẵn sàng chồng tiền ngay để lấy”. Lát sau, một đại gia ở Hà Nội lại điện về: “Tôi trả con cá đó 3,5 tỉ đồng, nhớ để cho tôi”. Gia đình Thắng nghe thế, niềm vui được cả bao tiền chưa dứt, thì đã rụng rời tay chân vì tiếc của, bán hớ.
Không chỉ đến gần đây, mà từ lâu, cá sủ vàng đã được định giá là loài cá đắt đỏ hiếm thấy, khi loài cá này càng ngày càng trở nên hiếm dần từ những năm 1970.
Nhiều ngư dân đổi đời nhờ cá sủ vàng. Ảnh: Internet |
Ngay từ thời gian đó, cá sủ vàng đã có mức giá tiền triệu. Một ngư dân tên Lới ở dọc dải sông Lam từng chia sẻ trên báo giới: “"Tui đã 23 lần bắt được cá sủ vàng, nhưng chỉ 4 con là có giá trị. Khoảng từ năm 1974 đến 1980, tui bắt 3 con khá lớn, lần lượt bán được 15, 25 và 38 triệu. Thời đó, từng ấy tiền là lớn lắm rồi".
Năm 1997, một ngư dân cũng bắt được cá Sủ vàng nặng gần 100kg và bán được 160 triệu đồng. Một con khác nặng 50kg cũng từng được bán với giá 500 triệu đồng. Tính ra, một kg cá Sủ vàng do ông Suê bắt được có giá hơn 10 triệu đồng/kg.
Lý do vì sao mà loại cá này lại có mức giá “khủng” như vậy?
Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia, cá sủ vàng hay còn có các tên gọi khác là Cá sủ kép vây vàng, Cá Đường, Cá thủ vây vàng, Cá sủ giấy.
Cá Sủ vàng có tên khoa học là Otolithoides biauritus. Đây là một loài cá thuộc họ Sciaenidae. Loài cá này phân bố ở Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Sri Lanka, Trung Quốc.
Loài cá này sinh sống ở biển, đến mùa sinh sản vào tháng 1, 4, 9 và tháng 10 âm lịch sẽ vào các vùng cửa sông nước lợ cặp đôi và đẻ.
Cũng theo trang này thì Cá sủ vàng loài cá đặc biệt quý hiếm, có giá trị kinh tế rất cao trên thị trường thế giới.
Giá trị đầu tiên của cá sủ vàng nằm ở quả bóng hơi bên trong. Người Chiết Giang (Trung Quốc) có câu thành ngữ "quý như bóng cá sủ vàng", người ta dùng nó chế làm chỉ khâu tự hủy trong phẫu thuật, do đó rất có giá trị.
Thịt cá sủ vàng cũng rất ngon và bổ, dùng để làm thực phẩm có giá trị ngang với nhân sâm vì bổ gan, thận. Nhất là với phụ nữ mang thai hoặc sau khi đẻ, giúp bổ dưỡng cơ thể rất tốt. Món ăn từ loài cá này thuộc loại đắt nhất thế giới.
Người Hồng Kông rất thích ăn món ăn từ loại cá này, tại đây giá của nó đắt ngang với thịt cá voi trắng. Cá sủ vàng nằm trong 10 món ăn ưa thích nhất của người Hồng Kông.
[mecloud] L9ynkbEDYu[/mecloud]
Bong bóng cá chứa nhiều đạm, cứ 500 gram bong bóng thì chứa 442 gram đạm. Do đó, ăn nó giúp đại bổ chân nguyên, hoạt huyết tráng dương, bổ sung chất cho cở thể suy nhược, thiếu máu…
Bóng bóng cá được sử dụng trong một số phương thuốc bí truyền của Trung Quốc nên càng làm giá trị của nó tăng cao chóng mặt.
Theo giáo sư Mai Đình Yên, khoa Sinh học trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, ở Việt Nam chưa có công nghệ sản xuất loại chỉ khâu này, mà chỉ có Trung Quốc, Nhật Bản… mới sản xuất được.
Chính vì vậy chúng ta thường xuất khẩu ra nước ngoài, nhất là Trung Quốc. Loài cá này luôn được thương lái Trung Quốc thu mua với giá cao.
Ngoài ra, do vẩy cá rất cứng nên được dùng để chơi đàn, bán sang Nhật Bản hay Châu Âu cũng rất có giá.
Nam Nam (tổng hợp)