Lễ vật cúng ông Công ông Táo
Phục trang của ông Công ông TáoGia chủ trước khi sắm mâm cỗ cúng Ông Công ông Táo cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cúng Táo quân gồm: Ba chiếc mũ Táo quân, hai chiếc mũ ông Táo có cánh chuồn, một mũ bà Táo không có cánh chuồn.
Đồ cúng ông Công ông Táo
Tại miền Bắc: Ngày 23 tháng Chạp không thể thiếu cá chép sống thả chậu nước xuất phát từ tích 'cá chép hóa rồng' để đưa ông Táo về trời.
Người miền Trung thường cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ.
Tại miền Nam thì đơn giản hơn, người ta chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất
Mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo gồm: Gạo, muối, hoa quả, bưởi, cúc, hoa đào nhỏ, cau, trầu, rượu, trà sen, canh mọc, canh măng, chè kho, giò, xào thập cẩm, xôi gấc, thịt luộc.
Các chuyên gia Phong thủy cho rằng lễ cúng ông Công ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo về trời để về chầu trời, báo cáo với Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.
Căn cứ vào điều kiện thời gian của từng nhà mà có thể thực hiện lễ cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc ngày 23 tháng Chạp.
Sau khi đã bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, sau lễ tạ và hóa vàng mã, thả cá chép ra ao, hồ, sông suối để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.