Theo nhà phân tích chính trị người Mỹ Joseph S.Nye, một nước Mỹ hùng mạnh và một châu Âu hùng mạnh sẽ không đe dọa lẫn nhau. Đối với Mỹ, sự nguy hiểm không phải là châu Âu trở nên mạnh hơn mà là ngày một yếu đi và chắc chắn họ sẽ yếu đi trong năm 2016.
Trong phân tích về mối quan hệ Mỹ - châu Âu của mình, Joseph S. Nye, cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng và chủ tịch Hội đồng Tình báo quốc gia Mỹ, đã đưa ra kết luận rằng "không phải một nước Mỹ hùng mạnh, cũng không phải một châu Âu hùng mạnh đe dọa đến sự tồn tay hay quyền lợi quan trọng của đối phương. Mà chính một châu Âu suy yếu vào năm 2016 có thể gây thiệt hại cho cả 2 bên".
Sau đó, nhà phân tích chính trị này đã đưa ra lý do giải thích tại sao lục địa già này chắc chắn sẽ suy yếu trong năm 2016.
"Câu hỏi quan trọng trong việc đánh giá các nguồn lực của châu Âu đó là liệu EU sẽ vẫn duy trì đủ gắn kết để đưa ra tiếng nói thống nhất đối với một loạt các vấn đề quốc tế hoặc vẫn là một nhóm giới hạn được xác định bởi bản sắc dân tộc, văn hóa chính trị và Chính sách ngoại giao khác nhau của các nước thành viên", ông viết trong một bài báo đăng trên website Project Syndicate.
"EU phải đối mặt với những giới hạn đáng kể. Bản sắc dân tộc vẫn mạnh hơn bản sắc chung châu Âu. Các đảng dân túy cánh hữu bao gồm những cơ quan của EU vẫn có những mục tiêu bài ngoại".
Theo tác giả, những nguy cơ khác tác động đến sự ổn định của EU là sự hợp nhất của chính sách quốc phòng và ngoại giao bên trong EU còn hạn chế cũng như việc Anh có thể rời khỏi EU cũng gây ra "tác động nghiêm trọng đối với tinh thần của châu Âu".
Bên cạnh đó, "châu Âu còn phải đối mặt với vấn đề nhân khẩu học nghiêm trọng bởi tỷ lệ sinh thấp và (họ) không sẵn sàng chấp nhận người nhập cư hàng loạt", ông nói.
"Vào năm 1990, châu Âu chiếm 1/4 dân số thế giới. Đến giữa thế này này, họ chỉ còn chiếm có 6% - và hầu như 1/3 dân số trên 65 tuổi".
Và, bất chấp làn sóng nhập cư hiện nay có thể là một giải pháp cho vấn để nhân khẩu học của châu Âu, chắc chắn nó sẽ đe dọa đến liên minh này khi mà phản ứng chính trị đối với quá trình này khá dữ dội do tốc độ nhanh chóng của những dòng người nhập cư và họ chủ yếu là người Hồi giáo.
Nhà phân tích Mỹ Joseph S. Nye dự đoán châu Âu sẽ suy yếu vào năm 2016 và đây là mối họa thực sự đối với Mỹ. Ảnh: Hãng thông tấn Pháp |
Tất cả những điều nói trên đặt ra mối đe dọa đối với lợi ích địa chính trị của Mỹ.
"Châu Âu vẫn duy trì những nguồn sức mạnh ấn tượng và là lợi ích quan trọng đối với Mỹ", tác giả tuyên bố.
Trước hết, đó là bởi nền kinh tế châu Âu tương đương với Mỹ và dân số của họ lại lớn hơn Mỹ đáng kể.
"Thu nhập bình quân đầu người của Mỹ cao hơn nhưng về nguồn nhân lực, công nghệ và xuất khẩu, EU lại ngang hàng về mặt kinh tế. Cho tới cuộc khủng hoảng năm 2010, khi các vấn đề tài chính ở Hy Lạp và những nơi khác tạo ra mối lo trong thị trường tài chính, một số nhà kinh tế học đã dự đoán rằng đồng euro có thể sớm thay thế đồng đô la trở thành đồng tiền dự trữ chính của thế giới".
Về quân sự, tác giả giải thích rằng châu Âu chi cho quốc phòng chỉ bằng một nửa Mỹ nhưng lại có nhiều quân hơn. Anh và Pháp sở hữu kho vũ khí hạt nhân và có khả năng hạn chế sự can thiệp nước ngoài ở châu Phi và Trung Đông. Cả 2 đều là những đối tác chủ động trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo IS.
"Đối với quyền lực mềm, châu Âu từ lâu đã có ảnh hưởng lớn và người châu Âu đóng vai trò trung tâm trong các tổ chức quốc tế. Theo một nghiên cứu mới đây của Nhóm Portland, châu Âu chiếm 14 trong số 20 quốc gia hàng đầu. Có cảm giác châu Âu đã thống nhất các tổ chức chung ở xung quanh và trở nên hấp dẫn đối với các nướng láng giềng của EU mặc dù điều này đã suy giảm phần nào sau cuộc khủng hoảng tài chính.
Về thương mại, ông lập luận rằng châu Âu ngang hàng với Mỹ và có thể cân bằng sức mạnh của Mỹ. Vai trò của châu Âu trong Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) chỉ đứng thứ hai sau Mỹ (mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính đã làm suy giảm niềm tin với đồng euro).
Người ta không thể bỏ qua kích thước và sức hấp dẫn của thị trường châu Âu đối với Mỹ, mặc dù "các doanh nghiệp Mỹ đang tìm cách hòa hợp để có được sự tán thành từ Ủy ban châu Âu cũng như Bộ Tư pháp Mỹ".
"Trong thế giới mạng, EU đang thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu để bảo vệ tính riêng tư, điều mà Mỹ và các công ty đa quốc gia khác không thể bỏ qua".
Vì vậy, đối với Mỹ, mối nguy hiểm không phải là châu Âu trở nên quá mạnh mà khi họ trở nên quá yếu.
"Khi châu Âu và Mỹ vẫn còn liên kết với nhau, nguồn lực của họ vẫn củng cố lẫn nhau", ông kết luận.
Bảo Linh (theo Sputnik)