Bài viết “Mối nguy hiểm thực sự tại Biển Đông” đăng trên tạp chí National Interest đã đề cấp đến việc Mỹ, đồng minh của Mỹ và các nước ASEAN nên làm gì để ngăn căng thẳng leo thang tại khu vực.
Washington đã thể hiện quan điểm rất rõ ràng, quyết liệt về Biển Đông. Nhưng điều đó dường như không khiến Bắc Kinh suy suyển gì.
"Không có gì nhầm lẫn ở đây cả: Mỹ sẽ vẫn cho máy bay, tàu thuyền hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố trong cuộc họp cùng các quan chức quốc phòng hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương ở Singapore hồi cuối tháng 5 vừa qua.
Tuyên bố trên được đưa ra vài ngày sau khi máy bay trinh sát P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ bay quanh các đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc tại Biển Đông. Ông Carter nói rằng những hành đồng này chứng tỏ Mỹ "sẽ tiếp tục bảo vệ tự do hàng hải và hàng không".
Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể sẽ không nhìn nhận hành động của hải quân Mỹ là để duy trì luật pháp quốc tế. Thay vào đó, họ sẽ nghĩ Washington chủ yếu muốn ngăn chặn sự trỗi dậy của Bắc Kinh, điều mà đang chi phối ý thức địa chính trị của Trung Quốc.
Một máy bay của hải quân Mỹ |
Hệ quả của điều đó là gì?
Trung Quốc có vai trò trong việc giữ những chia sẻ lợi ích toàn cầu được cởi mở, không bị cản trở. Chia sẻ lợi ích toàn cầu có thể bị hạn chế nếu sự đối lập được huy động đủ. Ngược lại, nếu sự đối lập bị bó buộc trong cuộc đấu tranh quyền lực lưỡng cực thì cuộc đối đầu leo thang sẽ về con số 0.
Bất kỳ nhận thức nào của Washington muốn thắt chặt thòng lọng với Trung Quốc đều khiến Bắc Kinh hiếu chiến hơn. Đó có thể là những đề xuất ban đầu về các dự án cải tạo đất và những người ủng hộ mục đích quân sự hóa của chúng một cách mạnh mẽ nhất, áp dụng các quy định hạn chế để cản trở việc đi lại của hải quân Mỹ. Quân đội Trung Quốc đã thực hiện việc ngăn máy bay P-8A Poseidon của Mỹ bay qua khu vực Trung Quôc xây đảo trái phép ở Biển Đông.
Đường lối ngày một cứng rắn của Trung Quốc xác nhận điều mà Washington đang nghi ngờ đó là Bắc Kinh không chỉ muốn thách thức vị thế của Mỹ trong việc đảm bảo an ninh khu vực mà còn muốn phá vỡ các chuẩn mực và quy tắc dự trên nền tảng của trật tự thế giới hiện nay. Điều này sẽ khuyến khích Mỹ tăng cường kêu gọi xử lý Trung Quốc mạnh mẽ hơn.
Sau đó, Biển Đông sẽ trở thành tâm điểm trong cuộc đối đầu phô trương sức mạnh.
Washington cần tuyên bố và tái tuyên bố những gì mà mình xác định bảo vệ là dựa trên trên luật pháp, chứ không phải là uy thế của hải quân. Có rất nhiều cơ hội để truyền đi thông điệp này tới các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc: trong tháng này, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long sẽ tới Washington. Trong tháng 9, ông Obama và ông Tập Cận Bình lại gặp nhau trong Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ - Trung.
Nhưng, sự mất lòng tin của Washington đối với Bắc Kinh rất sâu xa nên những điều trên là chưa đủ. Quan niệm cho rằng Mỹ thiết kế Chính sách để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc là phổ biến, có lợi về mặt chính trị và thấm vào mọi khía cạnh trong phân tích địa chính trị của Trung Quốc. Sẽ rất khó để làm Trung Quốc lung lay trước những lời cáo buộc rằng hoạt động của Mỹ tại Biển Đông là một nước cờ gây bất ổn cho sân sau của họ để tăng cường cho đồng minh, mở rộng ảnh hưởng của Mỹ và hạn chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Các bên liên quan khác, trong đó bao gồm tất cả các nước trong khu vực cần lên tiếng để bảo vệ các nguyên tắc cũng như chuẩn mực. Một số quốc gia đã làm vậy. Australia và Nhật Bản đang xem xét để tiến hành các hoạt động tự do hàng hải của riêng mình ở Biển Đông. Philippines cho biết họ sẽ tiếp tục bay ở nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.
Nhưng chỉ đồng minh của Mỹ hành động thôi là chưa đủ bởi Trung Quốc thường gạt họ ra ngoài, coi họ là "con rối" của Washington.
Các nước Đông Nam Á, dù có tranh chấp hay không, đều có vai trò lớn hơn bất cứ nước nào trong việc bảo vệ tự do hàng hải tại Biển Đông. Bổn phận của các nước này là tiếp cận với Bắc Kinh và khiến họ biết được vị trí của mình, cả ở vai trò cá nhân lẫn tập thể. Họ không cần đưa ra quan điểm thông qua tàu chiến hay máy bay quân sự, cũng không cần phải đối đầu hay dùng loa ngoại giao. ASEAN và các nước thành viên của mình có nhiều phương tiện song phương và đa phương để liên lạc trực tiếp và kín đáo với Bắc Kinh. Và thay vì thể hiện quan ngại chung chung, họ phải trình bày rõ lý do tại sao các hành động của Trung Quốc đang thách thức tự do hàng hải tại Biển Đông.
Do dự của Đông Nam Á khi đối mặt với Trung Quốc là điều dễ hiểu bởi đó là cuộc đối đầu không cân xứng tuyệt đối về sức mạnh quân sự, kinh tế và ảnh hưởng toàn cầu. Nhưng khu vực có thể đánh giá thấp đòn bẩy của chính mình. Trung Quốc không muốn có bất ổn quanh mình và càng không muốn những người hàng xóm của mình xích lại gần Washington để được bảo vệ. Bắc Kinh cũng mong muốn đảm bảo hợp tác khu vực cho "Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 và Vành đai kinh tế con đường tơ lụa" - sáng kiến ngoại giao của Chủ tịch Tập Cận Bình - nhằm mục đích tạo ảnh hưởng của Trung Quốc thông qua các nước láng giềng như châu Âu.
Sự bày tỏ quyết tâm gần đây của Washington có thể hỗ trợ ASEAN nhưng không nên thay thế ngoại giao khu vực và những nỗ lực tự quản của Đông Nam Á. Quá phụ thuộc và Mỹ có thể sẽ biến cơn ác mộng của các quốc gia trong khu vực - 2 siêu cường đấu nhau - trở thành hiện thực.
Bảo Linh (Theo National Interest)