Hãng RT của Nga đưa tin, một tiểu hành tinh có kích thước lớn gấp 20 lần thiên thạch Chelyabinsk sẽ tiến lại gần Trái Đất vào ngày 26/1 tới và có khả năng gây nguy hiểm.
Các nhà khoa học đặt tên cho tiểu hành tinh này là 2004 BL86, ước tính có đường kính 0,44 km – 1 km. Theo các nhà thiên văn học, tiểu hành tinh sẽ không va chạm với Trái Đất do nó có thể bay cách địa cầu khoảng 1,2 triệu km, tức gấp 3 lần khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trăng.
Đài quan sát thiên văn Goldstone Observatory nằm trong sa mạc Mojave ở bang California – Mỹ sẽ liên tục theo dõi và cập nhật hướng đi của tiểu hành tinh để chắc chắn nó không gây nguy hiểm cho Trái Đất.
2004 BL86 được phát hiện ngày 30-1-2004 bởi Nhóm nghiên cứu tiểu hành tinh gần Trái Đất phòng thí nghiệm Lincoln (LINEAR), chuyên quan sát và phát hiện tiểu hành tinh trong thời gian từ năm 1998-2005. Sau đó, chương trình quan sát thiên văn Catalina Sky Survey ở bang Arizona - Mỹ thay LINEAR đảm nhận công việc này.
Tính đến giữa tháng 9-2011, LINEAR phát hiện được 231.082 đối tượng vật thể mới, trong đó có ít nhất 2.423 tiểu hành tinh gần trái đất và 279 sao chổi.
Một vật thể không gian được xếp vào đối tượng nguy hiểm nếu nó vượt qua quỹ đạo Trái Đất ở khoảng cách nhỏ hơn 0,05 AU
Một vật thể không gian được xếp vào đối tượng nguy hiểm nếu nó vượt qua quỹ đạo Trái Đất ở khoảng cách nhỏ hơn 0,05 AU (19,5 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng ). Đối tượng này có kích thước đủ lớn để phá hủy một phần Trái Đất hoặc tạo ra một cơn sóng thần khổng lồ trong trường hợp nó rơi vào đại dương.
Tháng 2-2013, một thiên thạch phát nổ phía trên thành phố Chelyabinsk, Nga có sức công phá tương đương 440.000 – 500.000 tấn thuốc tổ TNT. Tuy nhiên, thiên thạch Chelyabinsk tương đối nhỏ, chỉ có đường kính khoảng 17 m và phát nổ khi còn cách Trái Đất 20 km.
Hồi năm 2013, vụ nổ thiên thạch ở tỉnh Chelyabinsk, Nga, làm xuất hiện các đám mưa thiên thạch trên bầu trời các tỉnh Chelyabin, Tyumen, Kyrgan và Sverdlovsk, cũng như nhiều địa phương ven dãy núi Ural.
Sau khi vụ nổ thiên thạch xảy ra, các mảnh thiên thạch đều bốc hơi và chỉ còn hai mạch thiên thạch. Một hai mảnh thiên thạch này chính là nguyên nhân gây ra vụ nổ ở tỉnh Chelyabinsk, Nga, làm xuất hiện các đám mưa thiên thạch trên bầu trời các tỉnh Chelyabin, Tyumen, Kyrgan và Sverdlovsk, cũng như nhiều địa phương ven dãy núi Ural, hồi tháng 2.
Vụ nổ thiên thạch gây ảnh hưởng nặng nề đến 5 khu vực của Nga, làm hơn 3.000 ngôi nhà hư hại và hơn 1.200 người bị thương. Các nhà khoa học tiến hành trục vớt phần lớn nhất của thiên thạch từ hồ Chabarkul, ngoại ô thành phố Chelyabinks, hồi tháng 10.
Theo Yên Yên (RT)