Mỹ có thể phải rút các lực lượng quân sự khỏi dãy đảo thứ nhất, trải dài từ Alaska đến Philippines, và chuyển quân đến dãy đảo thứ hai ở trung tâm Thái Bình Dương do sự bành trướng sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Thông tin trên là nhận định của ông Erich Shih, chuyên gia quân sự người Đài Loan. Bên cạnh đó, Phát biểu trên đài truyền hình nhà nước Trung Quốc, Tướng Xu Guangyu cho biết các đơn vị Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa hiện tại đã được cung cấp nhiều loại tên lửa chống hạm DF-21, với hàm ý nhắc nhở Mỹ cần phải rút quân ra xa bờ biển Trung Quốc.
Các tên lửa này được cho là có khả năng tấn công các cơ sở quân sự và tàu chiến của hải quân Mỹ ở Okinawa, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ông Xu cho rằng để tránh những mất mát không cần thiết từ các tên lửa đạn đạo cũng như sức mạnh của Hải quân Trung Quốc, Mỹ tốt nhất nên rời quân từ dãy đảo thứ nhất đến Guam, phía Tây Thái Bình Dương.
Mỹ có thể phải rút các lực lượng quân sự khỏi dãy đảo thứ nhất, trải dài từ Alaska đến Philippines, và chuyển quân đến dãy đảo thứ hai ở trung tâm Thái Bình Dương do sự bành trướng sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Tên lửa DF-21 của Trung Quốc có khả năng tấn công tàu sân bay đang di chuyển.
Trước đó, Bộ quốc phòng Mỹ từng tuyên bố Trung Quốc đang phát triển tên lửa hành trình đất đối hạm sử dụng chất nổ phi hạt nhân dựa trên mẫu DF-21, với tầm bắn tới 3000 km. Đây sẽ là tên lửa ASBM đầu tiên và duy nhất của thế giới có khả năng tấn công tàu sân bay đang di chuyển từ các bệ phóng di động trên mặt đất. Các bệ phóng này gồm các phương tiện di động có khả năng thay đổi mục tiêu sau khi phóng (MaRV) và các hệ thống dẫn đường.
Bản nâng cấp này sẽ cho phép Trung Quốc có khả năng thực hiện các điệp vụ chống xâm nhập biển để đề phòng hàng không mẫu hạm của Mỹ can thiệp vào eo biển Đài Loan.
Một giáo sư tại Học viện thủy chiến Mỹ đã nhận định rằng với DF-21D, Mỹ sẽ không còn vị thế độc tôn về biển như đã từng có kể từ kết thúc Thế chiến II.
Theo Tuệ Minh (tổng hợp)/ Người đưa tin