Mỹ và Liên minh châu Âu EU ngày 17/2 đã cảnh báo Trung Quốc nên tôn trọng phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về Biển Đông, dự kiến sẽ được đưa ra vào cuối năm nay.
Hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông bị cồng đồng quốc tế chỉ trích kịch liệt. Ảnh: CSIS/AMTI/Reuters |
Reuters đưa tin Trung Quốc tuyên bố yêu sách với hầu hết Biển Đông và bác bỏ thẩm quyền của Tòa Trọng tài Thường trực tại phiên điều trần về tranh chấp ở Hague mặc dù Bắc Kinh đã phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật biển và vụ kiện dựa trên công ước này.
Amy Searight, phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ tách khu vực Nam và Đông Nam Á cho biết Mỹ và EU cùng với các đồng minh khác như Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc phải sẵn sàng làm rõ rằng phán quyết của tòa án là bắt buộc và Trung Quốc sẽ phải trả giá nếu như không tôn trọng phán quyết lúc thua kiện.
"Chúng ta cần sẵn sàng để làm lớn chuyện, cùng với nhau đứng sau Philippines và những nước có yêu sách khác ở ASEAN để nói rằng đây là luật pháp quốc tế, điều này vô cùng quan trọng, tất cả các bên cần phải tuần theo", bà Searight nói tại một hội thảo tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Washington.
Bà Searight cũng gửi một thông điệp tới Trung Quốc đó là nếu không tôn trọng phán quyết thì "chúng tôi sẽ bắt anh phải chịu trách nhiệm".
"Chắc chắn họ sẽ mất uy tín chúng ta có thể nghĩ ra những cách khác để bắt Trung Quốc trả giá thêm".
Tòa án The Hague không có cả năng thực thi và phán quyết của họ cũng bị phớt lờ trước đó. Manila cho biết có thể tòa sẽ giữ lại phán quyết từ hồi tháng 5/2015.
Ông Klaus Botzet, người đứng đầu bộ phận chính trị của phái đoàn EU ở Washington cho biết sẽ rất khó để chống lại dư luận thế giới.
"Một phương Tây hợp lại, một dư luận thế giới hợp lại đều là vấn đề đối với Bắc Kinh", ông nói.
"Nếu chúng ta nhất trí ủng hộ luật pháp quốc tế được xây dựng bởi Tòa án quốc tế tại The Hague thì nó cần phải được tôn trọng. Đó là một thông điệp mạnh mẽ và rất khó để phớt lờ", ông nói.
Với giọng điệu thẳng thắn bất thường, ông Botzet nói rằng Chính sách tích tụ quân sự của Trung Quốc không phải là lợi ích của họ.
"Việc đầu tư vào quân sự nhiều hơn kinh tế của Trung Quốc buộc các nước láng giềng của họ liên kết với nhau để chống lại họ".
Mỹ có khả năng quân sự đặc biệt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ông Botzet nói thêm rằng EU sẽ "ủng hộ mạnh mẽ sự bảo đảm của Mỹ đối với luật pháp quốc tế ở châu Á".
Bảo Linh (theo Reuters)