Mỹ vừa trở thành thành viên thứ 20 của ReCAAP.
Ảnh: Hải quân Mỹ
Trong diễn biến mới nhất, Mỹ đã tham gia Hiệp ước Hợp tác khu vực về Chiến đấu chống cướp biển và Cướp biển có vũ trang chống các tàu (gọi tắt là ReCAAP) vào cuối tháng 9. Động thái này thuộc xu hướng “xoay trục” chiến lược của Mỹ sang châu Á gần đây. Động thái diễn ra trong bối cảnh nạn cướp biển ở biển Đông đang gia tăng. 1/3 lưu lượng giao thông tàu thuyền trên thế giới diễn ra ngang qua khu vực Eo biển Malacca và eo biển Singapore quan trọng chiến lược đã trở thành các điểm nóng của cướp biển hoành hành. Hầu hết dầu mỏ Đông Á nhập từ Trung Đông phải qua khu vực nguy hiểm này.
Một quan chức của Bộ quốc phòng Mỹ nói: “Việc Mỹ trở thành thành viên của ReCAAP sẽ cho phép Mỹ hỗ trợ các hoạt động hợp tác đa phương để giải quyết mối đe dọa cướp biển và cướp bóc đối với các con tàu ở các tuyến đường biển quan trọng trong khu vực …”
Theo tin tức từ tạp chí quân sự IHS Jane’s 360 Trợ lý chỉ huy về Chính sách Ngăn cản của Vệ binh bờ biển Mỹ, Chuẩn đô đốc Paul F Thomas được bổ nhiệm làm đại diện của Mỹ ở Trung tâm chia sẻ dữ liệu ReCAAP (ISC). Mỹ từng có ý định tham gia ReCAAP từ năm 2012.
Bằng việc gia nhập này, Mỹ có thể là nguồn hỗ trợ bằng kinh nghiệm và năng lực để chống lại nạn cướp biển ở Đông Nam Á. Mỹ và các đồng minh châu Âu từng thành công đáng kể trong cuộc chiến chống cướp biển Sừng châu Phi (gần Somalia và Biển Đỏ).
ReCAAP là một tổ chức đa phương về lĩnh vực an ninh biển chống cướp biển trên những tuyến đường biển quan trọng ở châu Á. Đây không phải là một tổ chức quân sự mà là một nhóm các quốc gia được ủy thác nhiệm vụ chống cướp biển và phụ trách về an ninh hàng hải, cung cấp tin tức các vụ cướp biển và báo cho các nước thành viên biết để phòng chống cũng như tiến hành giải cứu tàu thuyền bị cướp tấn công trên trục đường biển quan trọng nhất qua eo Malacca, eo biển Singapore, Biển Đông…
ReCAAP chính thức đi vào hoạt động từ năm 2006 với các thành viên hiện tại gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên, cả Việt Nam cùng các thành viên khác. Tuy nhiên, Indonesia và Malaysia không phải là một thành viên của ReCAAP, dù có vị trí địa lý gần nơi xảy ra các vụ cướp biển ở Đông Nam Á. Một số quốc gia không thuộc châu Á-Thái Bình Dương cũng tham gia tổ chức này, gồm Vương quốc Anh, Hà Lan, Thụy Điển và Na Uy. Mỹ là thành viên thứ 20 mới nhất của tổ chức này.
Mới đây, vụ cướp biển tấn công chiếm giữ tàu dầu Sunrise 689 của Việt Nam được cho là do nhóm cướp biển người Indonesia gây ra.
Theo Chi MK (Nguồn: The Diplomat/Người đưa tin)