Ngày nay, sự biến đổi khí hậu trở thành một chủ đề nóng của hầu hết mọi cuộc tranh luận xã hội và chính trị. Tuy nhiên, sự bất thường về khí hậu không phải điều mà loài người đối mặt lần đầu. Năm 1816, con người đã trải qua một thời kỳ đen tối của môi trường. Nó được biết đến là một năm không có mùa hè, năm của đói nghèo...
Theo USA Today, năm cực kỳ khắc nghiệt này khiến nhiệt độ toàn cầu giảm 0,4-0,7 độ C. Nó đã khiến tuyết rơi vào giữa tháng 6 và sau đó là mùa đông lạnh giá vào tháng 7 và 8. Sự thay đổi thời tiết bất thường này đã phá hủy mùa màng và nguồn cung lương thực trở nên khan hiếm đến nỗi vô số người dân tại Bắc Mỹ và châu Âu phải chịu nạn đói lớn. Trên thực tế, năm không có mùa hè là thảm họa nghiêm trọng thứ 6 tại Đảo Anh và Ireland khi số người chết lên đến 65.000.
Một trong những lý do khoa học giải thích cho sự bất thường này chính là vụ phun trào núi lửa lớn nhất lịch sử xảy ra tại núi Tambora, Indonesia năm 1815. Sự kiện này đã dẫn đến một lượng lớn tro và bụi bay vào khí quyển, dẫn đến giảm nhiệt độ nghiêm trọng. Kết quả, nạn đói dẫn đến những căn bệnh ngày càng lan rộng, do đó, mọi người buộc phải tha hương.
Các chuyên gia và nhà khoa học tuyên bố kịch bản đen tối này có thể xảy ra một lần nữa do thực tế là các núi lửa vẫn phun trào và không ai có thể chắc chắn khi nào thì vụ phun lớn sẽ xảy ra. Bất cứ vụ phun trào lớn nào cũng có thể gây tử vong nhiều hơn các thảm họa sinh thái nhân tạo khác.
Những thảm kịch khác của năm 1816 cũng có mặt trong cuốn "Năm không có mùa hè" của William Klingaman và đồng tác giả Nicholas P. Klingaman. Nó tuyên bố nhân loại vẫn không thể dự đoán được các vụ phun trào núi lửa và tiềm năng hủy diệt của chúng có thể chỉ gia tăng.
Theo cuốn sách của Klingaman, vụ phun trào của núi lửa Tambora "cho đến nay vẫn là vụ núi lửa phun trào nguy hiểm nhất lịch sử khiến ít nhất 71.000 người thiệt mạng, trong đó 12.000 người là chết trực tiếp do phun trào". Và đó là chưa tính đến những cái chết gián tiếp do nạn đói gây ra. Ngọn núi phun ra đủ tro và dung nham trải rộng một diện tích 160km mỗi bên với độ sâu hơn 3m. NASA cũng xác nhận rằng vụ phun trào có thể làm lạnh một khu vực cụ thể và lan truyền sulfur dioxide vào tầng bình lưu. Tại đây, khí này sẽ tạo thành những sol khí sulfur do phản ứng với hơi nước. Các sol khí có độ bền cao và làm mát bề mặt Trái đất bằng cách phản xạ ánh sáng mặt trời.
Trận bão tuyết lớn vào tháng 6 năm đó không chỉ hủy hoại hầu hết mùa màng mà còn làm đóng băng nhiều loại chim và muông thú khiến chúng bị tiêu diệt. Hai tháng sau đó, sự đóng băng vào tháng 8 còn nghiêm trọng hơn, buộc mọi người phải sinh tồn bằng những cách khủng khiếp như ăn thịt chim bồ câu, gấu trúc Mỹ và những loại thực phẩm khó chịu khác. Năm không có mùa hè đã biến nhiều cộng đồng châu Âu thành những khu dân cư nghèo khó. Trên hết, họ phải chiến đấu với dịch sốt phát ban.
Sau khi đọc được chương khó chịu này trong lịch sử tự nhiên của Trái đất, người ta sẽ tự hỏi khi nào loài người gặp lại loại hình khí hậu tàn khốc này. Theo Klingaman, mặc dù các vụ phun trào như Tambora cứ sau 1.000 năm lại xảy ra thì những vụ phun trào nhỏ hơn cũng nhiều vấn đề không kém. Ví dụ như vụ phun trào Pinatubo năm 1991 đã làm lạnh bề mặt Trái đất đến gần 1 độ C. Khi tính đến nhiệt độ toàn cầu ngày nay tăng đều đặn, có thể hiểu rằng một vụ phun trào lớn sẽ dẫn đến một mạng lưới thảm họa. USA Today nói thêm, nếu điều đó xảy ra, nó sẽ là tạm thời và sjw nóng nên sẽ biến mất một vài năm sau đó mới trở lại.
Thật thú vị khi năm không có mùa hè lại có một hiệu ứng tích cực. Nó truyền cảm hứng cho họa sĩ người Anh J.M.W Turner vẽ nên nên những bức tranh cảnh quan ngoại mục sau vụ phun trào của núi Tambora. Bức tranh có tên The Lake, Petworth: Sunset, Fighting Bucks" được vẽ nhiều năm sau thảm họa Tambora, cho thấy tro khí núi lửa trên bầu trời dưới màu sắc ấm áp của hoàng hôn.