Theo Nga, cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ là cái cớ để Mỹ và NATO mở rộng vai trò ở phía đông châu Âu, giáp biên giới với Nga.
Quân đội NATO vào năm 2014 đã có thay đổi về các khu vực đóng quân, chuyển hàng loạt quân ra khỏi Afghanistan, nhưng lại tăng cường sự hiện diện ở khu vực đông Âu.
NATO sẽ cố gắng để tránh sự can thiệp quân sự trực tiếp vào cuộc xung đột ở miền đông Ukraine và cố gắng làm sao Liên Hợp Quốc sẽ đóng vai trò gìn giữ hòa bình ở Ukraine. Tất nhiên đến nay việc này vẫn chưa thực hiện được.
Tổng thư ký của Liên minh NATO Jens Stoltenberg
Theo Tổng thư ký của Liên minh NATO Jens Stoltenberg, "NATO và các đồng minh của mình sẽ viện trợ trực tiếp cho chính quyền Kiev và đặc biệt tất cả các đồng minh áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế đối với nước Nga".
Ngoài ra, NATO đã tăng cường sự hiện diện đáng kể các cuộc tập trận ở các nước vùng Baltic. Trong đó có lực lượng không quân NATO tại Litvia, hiện có số lượng máy bay chiến đấu tăng gấp đôi so với năm 2013. Không những vậy ở Estonia, các máy bay chiến đấu F-16 của NATO cũng đã được điều động đến, sẵn sàng thực thi các nhiệm vụ.
Kể từ khi các nước Baltic thuộc khối NATO không có máy bay để giám sát không phận, thì kể từ năm 2004 NATO đã điều động thay phiên các chiến đấu cơ, thường xuyên cất cánh để tuần tra.
Vào cuối năm 2014, tại Estonia đã thực hiện các quyết định chiến lược quan trọng làm thay đổi đáng kể các lực lượng quân sự trên lãnh thổ các nước Baltic thuộc NATO. Estonia đã trở thành một căn cứ quân sự thường xuyên của Mỹ.
Tại sân bay tại Estonia, thường xuyên có 30 chiến đấu cơ F15C của Không quân Mỹ và các đơn vị bộ binh quân đội Mỹ ở các căn cứ Estonia được lệnh là sẽ ở lâu dài. Ngoài ra, vào cuối năm 2014, một số đơn vị xe bọc thép hạng nặng của Mỹ cũng được điều động đến đây.
Hiện nay, Estonia biến thành một căn cứ quân sự thường trực của Mỹ. Nên nhớ rằng các máy bay từ sân bay Amari thuộc Estonia đến St. Petersburg chỉ mất dưới 10 phút.
Trong tháng 11/ 2014 Estonia đã ký hai hợp đồng quân sự trị giá 60 triệu USD để mua thiết bị quân sự và vũ khí từ Mỹ. Trong tháng 12/2014, Estonia đã ký các hợp đồng quân sự lớn nhất trong lịch sử của mình đó là việc mua 40 chiếc xe chiến đấu bộ binh hiện đại CV90 do Thụy Điển sản xuất.
Ngoài ra, trong tháng 12/2014, Quốc hội Estonia phê duyệt ngân sách cho năm 2015, lần đầu tiên trong lịch sử chi tiêu quân sự của nước này chiếm 2,1% GDP, vượt trội yêu cầu các nước thành viên NATO là phải chi 2% GDP.
Estonia quyết định để cho cả thế giới thấy được là nước này chính thức thân phương Tây và đi đầu trong việc đối phó lại với Nga. Phù hợp với tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Sven Mikser, Estonia đã sẵn sàng để xây dựng các cơ sở hạ tầng cần thiết và tạo điều kiện cho việc đào tạo, nếu NATO quyết định tăng cường các đơn vị quân sự bổ sung.
Ngoài ra, trong năm 2015, NATO đang có tham vọng thành lập một đơn vị phản ứng nhanh, tinh nhuệ sẵn sàng đáp trả mọi mối đe dọa đối với các nước thành viên NATO cũng như các đồng minh của khối này.
Theo tổng chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Âu, Tướng Ben Hodges cho rằng, trong thời gian tới Mỹ có thể tăng cường các lực lượng quân đội tại các nước Đông Âu như Latvia, Litvia, Estonia, Romania, Bulgaria để đảm bảo an ninh cho các đồng minh khu vực này trước các mối đe dọa từ bên ngoài.
Theo Yên Hưng/Top War