Mới đây, Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) thông tin sẽ có hơn 1 tỷ người được sử dụng vắc xin ngừa Covid-19 Sputnik-V, trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2021 trên toàn thế giới, theo Reuters.
Ngày 11/9, đơn vị này đã ký thỏa thuận xuất khẩu vắc xin Covid-19 ra nước ngoài, trong đó có bang Bahia của Brazil đồng ý tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với vắc xin của Nga. RDIF sẽ bán 50 triệu liều vắc xin Sputnik-V cho Bahia.
>> Xem thêm: Kỳ tích: Bác sĩ giành giật sự sống cho bệnh nhân ngừng tim 60 phút ngoạn mục
Được biết, Sputnik-V là loại vắc xin ngừa Covid-19 do Nga sản xuất, được quan tâm nhất thế giới hiện nay. Tổng thống Vladimir Putin cũng đã thông báo Nga chính thức phê chuẩn vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên trên thế giới hôm 11/8.
Sputnik V là vắc xin do Viện nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Gamaleya ở Moscow nghiên cứu, phát triển và mới chỉ hoàn thành giai đoạn thử nghiệm lâm sàng lần thứ nhất và thứ hai với sự tham gia của chưa đến 100 tình nguyện viên.
Mặc dù phương Tây vẫn còn hoài nghi về tính hiệu quả và độ an toàn của vắc xin Sputnik V nhưng trên tạp chí y khoa The Lancet của Anh công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng của Sputnik V cho thấy 100% tình nguyện viên được tiêm chủng đã có kháng thể mạnh.
>> Xem thêm: Đau xé lòng gia cảnh em học sinh bị tường đè ở Nghệ An: Nhà nghèo, bố chấn thương sọ não
Anastasia Rakova - Phó Thị trưởng Moscow cho hay các tình nguyện viên đầu tiên tại Moscow đã được tiêm chủng vắc xin Sputnik V hôm 10/9. Họ sẽ được tiêm 2 mũi cách nhau 21 ngày. Đây được xem là một phần quan trọng trong khoảng 40.000 tình nguyện viên tham gia đợt thử nghiệm lâm sàng cuối cùng vắc xin Covid-19 của Nga.
Tính đến sáng ngày 12/9, cả thế giới đã ghi nhận hơn 28,6 triệu người mắc Covid-19 trong đó 918.000 người không qua khỏi. Hiện nay, Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất với hơn 197.000 ca tử vong, hơn 6,6, triệu người nhiễm. Còn Nga, mới ghi nhận hơn 18.300 ca tử vong và hơn 1 triệu ca nhiễm.