Việc rút quân bất ngờ của Nga tại Syria khiến nhiều nhà quan sát bối rối. Lãnh đạo Syria Bashar al-Assad sẽ đi đâu về đâu? Nhà nước Hồi giáo IS vẫn còn là một lực lượng chiến đấu và việc này liệu có giống như việc Liên Xô rút khỏi Afghanistan vào cuối những năm 1980?
Việc rút lực lượng chính khỏi Syria của Nga đặt ra nhiều câu hỏi. Ví dụ như tại sao điều này xảy ra trước khi chiếm lại được Raqqa - thủ phủ của IS? Giờ đây chuyện gì sẽ xảy ra với lãnh đạo Syria Bashar al-Assad, người có vị thế suy yếu rõ ràng? Cuối cùng, việc này có giống với việc chấm dứt chiến dịch của Liên Xô tại Afghanistan dẫn tới những hậu quả không mong đợi?
Cho dù có nói gì về tam giác Nga - phương Tây - Damascus thì người ta cần hiểu rằng sẽ không có việc rút quân nếu ông Assad không được đảm bảo và không quy định khuôn khổ chung cho hệ thống chính trị Syria trong giai đoạn chuyển tiếp. Do đó, các nhà đàm phán của cả Mỹ lẫn châu Âu đều đang chuẩn bị cho một thực tế: Ông Assad sẽ không đi đâu trong tương lai gần cả.
Nói chung, tất cả những điều này giống việc quân đội Mỹ rút quân khỏi Afghansitan hơn là việc Liên Xô rút quân khỏi đó. Các căn cứ vẫn được giữ lại cùng với cơ sở hạ tầng và một đội quân có khả năng trong khi quân đội chính phủ được tái trang bị một phần, thậm chí còn được huấn luyện.
Trong khi đó, tình hình ở tiền tuyến thường là ổn định, lợi thế nghiêng về Damascus. Các cuộc đàm phán hòa bình đang được tổ chức trên cơ sở ngang hàng. Không ai trong tình trạng "phó mặc cho số phận" cả.
Việc Nga rút quân khỏi Syria sẽ tạo cơ hội để Mỹ tận diệt IS. Ảnh minh họa:Iorsh |
Assad lại cô độc
Hãy bắt đầu với thực tế là IS và cơ sở hạ tầng của phe đối lập đã bị phá hủy đến mức mà họ chỉ còn có thể thực hiện được một cuộc tấn công hiệu quả dựa trên lý thuyết. Đây là những gì mà họ đã cố làm một tuần trước đây: Cố chiếm lại những cao điểm trên tuyến đường tới Aleppo nhưng đã bị hạ gục một ngày sau đó.
Sự kiện này đã được công bố rộng rãi, tạo ra ấn tượng về một chiến thắng toàn cầu. Trong thực tế, cuộc tấn công như thế này là điều duy nhất mà các chiến binh thánh chiến có thể làm hiện nay. Lực lượng của họ giờ còn ít hơn cả một tiểu đoàn.
Mặt khác, vị trí ngoại giao của ông Assad rõ ràng đã yếu đi. Nếu các mục tiêu quan sự mà Nga đặt ra nhìn chung đã hoàn thành thì những kết quả chính trị lại khó đánh giá.
Trong thực tế, Damascus không thể hài lòng hoàn toàn với kết quả này. Quân đội Syria đã bị chặn lại ở khả năng đỉnh cao của mình. Ông Assad đã không chạm tới được những mưu đồ đa chiều đặc trưng cho phương Đông.
Ông đã bị quá nhiều người phản bội, kể cả những người gần gũi với mình nhất. Vì vậy, sẽ cần nhiều nỗ lực ngoại giao và nỗ lực bí mật hơn nữa để đưa các bên tới sự thỏa hiệp. Nhưng đồng thời, thực tế của việc bắt đầu đàm phán cũng như sự duy trì liên tục và ổn định của quyền lực tại Syrai cũng đã là một thành công lớn.
[mecloud]oCIvs8eRz4[/mecloud]
IS giờ phó mặc cho Mỹ định đoạt
Giờ đây, liên quân do Mỹ dẫn đầu sẽ một mình đối phó với IS ở cả Iraq và Syria. Sức mạnh chiến đấu của nhóm khủng bố này đang ở mức thấp nhưng không ai ngăn cản nhóm bắt đầu gây dựng lại lại lực lượng. Trong trường hợp này, Washington sẽ giành được chiến thắng.
Thật hợp lý khi giả định rằng IS giờ phó mặc cho liên quân do Mỹ dẫn đầu định đoạt để đổi lấy việc duy trì sự ổn định tại Syria. Không xét đến sự ổn định của gia đình Assad, mặc dù điều này khá quan trọng, nhưng tính tới việc duy trì cấu hình quyền lực được các bên chấp nhận tại Trung Đông.
Do đó, sự hủy diệt IS giờ chỉ còn là vấn đề thời gian. Nếu liên quân của Mỹ đã sẵn sàng với trách nhiệm này thì không ai ngăn họ nhưng cũng không có ai xúi giục họ làm vậy.
Giờ đây, ngay cả việc chiếm lại Palmyra cũng không phải điều thiết yếu, Damascus giờ chuyển hướng chú ý tới những cuộc đàm phán.
Ngoài ra việc chiếm lại Raqqa theo nguyên tắc là phải làm nhưng có điều đáng ngờ. Trong thời gian thành phố này bị coi là thủ đô không chính thức của IS, vẫn có một phần người dân sống khá thoải mái dưới chế độ này.
Điều này có vẻ kỳ quặc đối với châu Âu nhưng IS thực sự đã được hưởng sự hỗ trợ từ các địa phương. Có khá nhiều người muốn buôn bán nô lệ, không phải làm việc, xem các vụ hành quyết công khai, hiếp dâm vì mục đích tôn giáo và tương tự như vậy. Phải làm gì với những người này khi giải phóng Raqqa? Vấn đề này còn phức tạp hơn nhiều so với việc chọn ngày và cơ chế hóa các cuộc bầu cử.
[mecloud]MvVQXkF7I4[/mecloud]
Bảo Linh (Russia Beyond The Headlines)