Ngày lễ này có nguồn gốc vào thời kỳ Hy Lạp và La Mã cổ đại. Lễ hội tri ân những người làm mẹ được tổ chức thường niên vào mùa xuân và người Hy Lạp thời đó thường cúng tế cho các nữ thần, đặc biệt là vị thần Rhea – Mẹ của nhiều vị thần trong thần thoại Hy Lạp.
Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng nguồn gốc Ngày Của Mẹ xuất hiện đầu tiên ở Anh Quốc vào khoảng năm 1600. Ngày này được tổ chức hàng năm, trước lễ Phục Sinh 40 ngày để tri ân người mẹ. Vào ngày của mẹ, các em nhỏ lúc ấy thường có phong tục tặng hoa hoặc bánh trái cây cho những người mẹ thân yêu của mình. Tuy nhiên, phong tục này dần rơi vào quên lãng ở thế kỷ thứ XIX.
Tại Mỹ, nhờ lòng kiên nhẫn đấu tranh và tấm lòng của một cô gái có tên Anna Jarvis tại bang Philadelphia – Mỹ, ngày của Mẹ đã đã trở thành một ngày lễ chính thức.
Sau khi mẹ mất, Anna luôn day dứt bởi còn nhiều điều chưa làm được cho mẹ, và bởi thái độ thờ ơ của người dân Mỹ đối với người mẹ của mình. Cô đã quyết tâm đấu tranh để đề nghị Thượng nghị viện Mỹ tổ chức Ngày của Mẹ trên toàn quốc.
Tại Việt Nam, ngày của Mẹ giống như tên gọi, là ngày chúng ta dành sự tri ân, lòng tôn kính đến với tất cả người làm Mẹ trên khắp thế gian. Bên cạnh ngày 8/3 hay 20/10, Lễ Vu Lan báo hiếu thì Mother’s Day cũng được mọi người hưởng ứng.
Trong ngày này, để tỏ lòng biết ơn với đấng sinh thành, những người con được lớn lên dưới tình yêu thương, sự chăm sóc của Mẹ sẽ dành tặng những món quà cho người yêu thương mình, những lời chúc ngọt ngào nhất đến đấng sinh thành của mình.
Có rất nhiều món quà ý nghĩa mà chúng ta có thể tặng mẹ trong ngày này, có thể là những món quà thiết thực như chiếc áo mới, tấm vải may áo, hay chiếc khăn. Hoặc bạn cũng có thể tặng mẹ một món đồ mới mà mẹ hàng ao ước, hay 1 chuyến du lịch, đơn giản nhất bạn có thể nấu một món ăn để mời mẹ... Thậm chí, nếu điều kiện không cho phép, bạn có thể gọi điện hỏi thăm, hoặc bớt chút thời gian để về với mẹ.