Vụ bê bối của Facebook liên quan đến việc thu thập dữ liệu của người dùng đang diễn ra rất căng thẳng và dự kiến có thể ảnh hưởng lớn tới mạng xã hội này trong thời gian tới.
Facebook đang phải đối mặt với những câu hỏi "hóc búa" về cách công ty Big Data Cambridge Analytica sử dụng thông tin dữ liệu của người sử dụng mà mạng xã hội này thu thập được.
Ngoài ra, cách thức sử dụng các thông tin, dữ liệu cá nhân qua mạng xã hội cũng đang là vấn đề cần phải giải đáp.
Theo CNN, công ty Big Data Cambridge Analytica đã từng hợp tác với đội ngũ vận động bầu cử của Tổng thống Mỹ Donal Trump trong năm 2016, và được cho là sử dụng dữ liệu của Facebook trong chiến dịch này. Hiện tại, tài khoản của công ty này đã bị Facebook khóa.
Ảnh minh họa
Vào ngày 20/3, trong một tuyên bố mới nhất, Facebook khẳng định bị xúc phạm nghiêm trọng và là nạn nhân của vụ lừa gạt. Ở cả hai bờ Đại Tây Dương, các nhà lập pháp đang tìm kiếm câu trả lời bằng cách gây sức ép cho Facebook.
Tuy nhiên, ngoài , những ai là nhân vật chính trong lớn nhất trong lịch sử của Facebook?
Christopher Wylie, nhà phân tích dữ liệu tố Facebook thao túng tài khoản
Christopher Wylie "nổi đình, nổi đám" sau khi tố cáo Facebook. Ảnh: BI
Nhà phân tích dữ liệu Christopher Wylie chính là người đã công bố báo cáo vào thứ 7 vừa qua về việc Facebook thao túng tới 50 triệu tài khoản của người dùng cho cuộc tranh cử tổng thống của ông Trump.
Không những gửi lên Facebook, Wylie còn đưa báo cáo này lên trang New Yorks Times và The Observer. Sau đó, tài khoản của Christopher Wylie bị khóa có thể là do anh đã từng là nhân viên của Cambridge Analytica và tham gia vào công cuộc thu thập dữ liệu do công ty này làm ra.
Ngay sau khi tài khoản Facebook bị khóa, Wylie đã viết trên Twitter chia sẻ: "Đã bị "treo giò" bởi Facebook. Chỉ vì một việc họ đã biết từ 2 năm qua?"
Theo Paul Grewel, luật sư của Facebook, chia sẻ, trước khi khóa tài khoản của Wylie, Facebook đã liên hệ với anh để nhờ trợ giúp, nhưng có vẻ như Wylie vẫn từ chối hợp tác.
Nhà khoa học Aleksandr Kogan
Ông Aleksandr Kogan được cho là người có liên quan đến vụ bê bối của Facebook. Ảnh: CNN
Nhiều bản sao về các dữ liệu của người sử dụng Facebook thu thập cho công ty Cambridge Analytica hiện vẫn còn xuất hiện trên mạng internet. Nguyên nhân có thể do ứng dụng mang tên thisisyourdigitallife.
Trước đó, Facebook đã cho phép Aleksandr Kogan, nhà khoa học tại ĐH Cambridge (Anh) viết ứng dụng tên là thisisyourdigitallife và trả tiền cho khoảng 270.000 người để tham gia một cuộc khảo sát nhỏ.
Ứng dụng này cho phép người dùng kiểm tra tính cách và những dữ liệu của họ cũng sẽ lưu lại để phục vụ cho nghiên cứu.
Những người tải và tham gia ứng dụng thisisyourdigitallife cho phép Kogan truy cập thông tin về tên, nơi ở, giới tính, độ tuổi, những trang họ đã "like" và dữ liệu cá nhân về "những người bạn" trên Facebook của họ.
Tuy nhiên, vấn đề xảy ra khi ông Kogan sau đó đã chuyển những dữ liệu thông tin này cho Cambridge Analytica. Điều này đã vi phạm Chính sách của Facebook và tài khoản của ông Kogan trên mạng xã hội này đang bị tạm khóa lại.
Alexander Nix, CEO của Cambridge Analytica
Alexander Nix, CEO của Cambridge Analytica. Ảnh minh họa
Alexander Nix là giám đốc điều hành (CEO) của công ty Cambridge Analytica. Ông Nix được cho là người có dính dáng đến vụ bê bối này.
Cụ thể, ông Nix từng đưa ra bình luận về việc khẳng định công ty Cambridge Analytica có vai trò to lớn trong chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump vào năm 2016 và bị kênh Channel 4 bí mật ghi lại.
Vào ngày 20/3, ban Giám đốc Cambridge Analytica đã đưa ra quyết định đình chỉ công tác của CEO Alexander Nix để phục vụ điều tra liên quan đến vụ bê bối về việc tiếp cận trái phép những dữ liệu thông tin của 50 triệu người dùng Facebook vừa được đưa ra vào cuối tuần qua.
Facebook cho biết, công ty đã từng yêu cầu Cambridge Analytica xóa dữ liệu vào năm 2015 nhưng có vẻ như chúng không được xóa sạch hoàn toàn.
Trong khi đó, Cambridge Analytica mới đây tuyên bố công ty này không sử dụng các dữ liệu thông tin người dùng của Facebook trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ vào năm 2016 của ứng cử viên Donald Trump.
Mark Zuckerberg, CEO của Facebook
CEO của Facebook Mark Zuckerberg hiện đang phải đối mặt với yêu cầu ra điều trần từ các nhà lập pháp tại Mỹ và Anh sau vụ bê bối xảy ra.
Tỷ phú Mark Zuckerberg và Facebook vừa mất một số tiền lớn do ảnh hưởng của vụ bê bối. Ảnh: Internet
Do tác động của vụ bê bối, hoạt động kinh doanh của Facebook bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cổ phiếu đã tụt giảm sâu, khiến công ty này mất khoảng 37 tỷ USD vào ngày 19/3.
Là người đồng sáng lập Facebook, nhưng tỷ phú Mark Zuckerberg vẫn chưa lên tiếng chính thức hay có phát ngôn nào kể từ khi bê bối xảy ra với trang mạng xã hội này trong ngày 16/3.
Chính bản thân Mark Zuckerberg cũng mất gần 5 tỷ USD chỉ sau một đêm do ảnh hưởng của vụ bê bôi lớn nhất từ trước tới nay của mạng xã hội.
Mark Zuckerberg hiện đang phải giải đáp hàng loạt câu hỏi mới như Facebook có đủ minh bạch với người dùng về cách quản lý thông tin, dữ liệu cá nhân của họ, và cách bên thứ ba đang sử dụng?
Facebook đang đứng trước nhiều thách thức và sức ép lớn. Ảnh minh họa
Ngoài ra, còn có câu hỏi về cách thức vận hành, hướng đi và cách giải quyết những rắc rối đang gặp phải.
Sự việc diễn biến quá nhanh và có vẻ như Facebook đang mất dần khả năng kiểm soát tình hình. Hiện tại, Facebook hứa sẽ tiến hành đánh giá nội bộ bên trong và bên ngoài một cách toàn diện để tìm ra sự thật.
Paul Grewal, phó giám đốc điều hành của Faecbook
Phó giám đốc điều hành và cố vấn chung của Facebook, Paul Grewall cho biết, Facebook biết sự vi phạm chính sách về dữ liệu vào năm 2015. Ngay sau đó, công ty đã yêu cầu xác nhận của nhà khoa học Kogan và tất cả các bên mà ông đã cung cấp cho rằng dữ liệu thông tin đã bị hủy.
Ngoài ra, Facebook cũng đã nhận được báo cáo tố giác về hành động sai trái của công ty Cambridge Analytica. Tuy nhiên, theo ông Grewal, dữ liệu bị rò rỉ đó thực sự đã không bị phá hủy.
Ông Grewal nhấn mạnh: "Mặc dù ông Kogan đã tiếp cận thông tin này một cách hợp pháp và qua kênh dành cho các nhà phát triển trên Facebook vào thời điểm đó. Tuy nhiên, ông ấy đã không tuân thủ chính sách của chúng tôi".
Trong một tuyên bố mới nhất, ông Grewal cho biết: "Chúng tôi cam kết thực hiện mạnh mẽ các chính sách của mình để nhằm bảo vệ thông tin của người sử dụng.
Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ thực hiện hành động pháp lý để những cá nhân/tổ chức phải chịu trách nhiệm với bất kỳ hành vi bất hợp pháp nào".
Bài viết tham khảo các nguồn: CNN, NYtimes, Theguardian