Alan Phan, 40 tuổi, người gốc Việt ở thành phố Brisbane, đang bị Cơ quan Hỗ trợ Sinh sản bang Victoria (VARTA) điều tra vì có quá nhiều con cái. Ngoài hai con riêng của mình, Alan hiến tung trùng của mình thông qua Phòng khám IVF Số 1 và Phòng Sinh sản thành phố ở Melbourne, đồng thời hiến một cách phi chính thức thông qua nhóm trực tuyến Sperm Donation Australia.
Alan Phan cho biết anh rất khó từ chối những phụ nữ tuyệt vọng muốn có con: "Khi tôi mới bắt đầu, tôi chỉ định hiến tinh trùng 9 lần. Khi kết thúc lần thứ 9, tôi nghĩ thế là đủ. Sau đó tôi nhận được tin nhắn từ một phụ nữ vào dịp Giáng sinh cho biết đã có thai và lần đó trở thành lần thứ 10 của tôi".
Alan Phan hiến tinh trùng còn vì… sở thích. Để có thể hiến tinh trùng, anh phải kiêng hoạt động tình dục, tập thể dục tại phòng gym hàng ngày và bổ sung nhiều vitamin để đảm bảo tinh trùng khỏe mạnh. Giám đốc điều hành VARTA, Louise Johnson, cho biết họ cần đảm bảo không có thêm đứa trẻ nào được chào đời nhờ tinh trùng của Phan.
Bà Johnson nhấn mạng người hiến tinh trùng cần trung thực, cấp thông tin gây hiểu lầm cho phòng khám trong quy trình hiến tặng là vi phạm pháp luật. Giới hạn 10 gia đình được đưa ra nhằm ngăn chặn những người được hiến tặng có nhiều anh chị em sống trong cùng một cộng đồng với họ.
Sau khi trường hợp của Alan Phan được phát hiện, các phôi thai sẽ không được tiếp tục sử dụng. Bà Johnson cho biết: "Một khi một phòng khám biết rằng một người hiến tinh trùng đã tạo ra hơn 10 gia đình, họ không được tiếp tục sử dụng tinh trùng của người đó. Ngoài ra, khi một người hiến tặng đạt đến giới hạn 10 gia đình, phòng khám không được sử dụng phôi tạo ra bằng tinh trùng của người đó cho người nhận vốn chưa có con bằng tinh trùng của người hiến tặng".