Đúng như dự đoán của tiến sĩ Alan Phan, sau ông Phạm Nhật Vượng, Việt Nam sẽ tiếp tục có những tỉ phú đô la khác nữa.
Mới đây, Ngân hàng Thụy Sĩ vừa công bố một báo cáo cho hay, Việt Nam có 2 nhân vật lọt top các tỉ phú thế giới có giá trị tài sản lên tới con số tỉ đô la.
Bản báo cáo này không công bố danh tính 2 nhân vật này, nhưng giới tài chính đồn đoán 1 trong 2 chính là ông Phạm Nhật Vượng. Còn nhân vật thứ 2 vẫn đang nằm trong nghi hoặc.
TS Alan Phan dự đoán, một vài năm nữa Việt Nam sẽ xuất hiện thêm một vài tỷ phú đô la. Mặc dù ông không muốn nhắc tới tên một ai nhưng TS Alan Phan khẳng định “bảng vàng” tỷ phú đô la ghi danh thêm một số doanh nhân Việt.
Như vậy theo đúng dự đoán của ông Alan Phan, Việt Nam vừa chính thức có thêm, 1 cái tên trong danh sách tỉ phú đô la của Ngân hàng Thụy Sĩ.
TS Alan Phan dự đaán bà Nguyễn Thị Nga
Theo dự đoán của TS Alan Phan, thì người được coi là tỉ phú đô la tiếp theo đang được giới doanh nhân "đồn thổi" là một nữ doanh nhân giàu có và hiện tài sản của bà vẫn còn là con số bí ẩn. Đó là bà Nguyễn Thị Nga, lãnh đạo cao nhất của tập đoàn BRG. Bà Nga từng là Chủ tịch Ngân hàng Teckcombank. Hiện tại, bà là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SeABank, Chủ tịch HĐQT CTCP Intimex Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Nga và "đế chế" Seabank
Tập đoàn BRG đầu tư và hoạt động tập trung chủ đạo vào lĩnh vực Tài Chính - Ngân hàng, sân Golf với các công ty thành viên, các đơn vị liên kết có uy tín tại Việt Nam và quốc tế như sân golf quốc tế Đảo Vua (Kings’ Island Golf Course), khu nghỉ dưỡng ven biển và sân golf quốc tế Đồ Sơn (Doson Seaside Golf Resort), khu vui chơi giải trí thể thao và sân golf quốc tế Legend Hill (Legend Hill Golf Resort), khách sạn Hilton Hanoi Opera, khách sạn Hilton Garden Inn, khách sạn Sông Nhuệ, tòa nhà văn phòng cao cấp Oriental Tower, khu căn hộ Oriental Palace, showroom Honda Ôtô Tây Hồ, Honda Ôtô Hải Phòng, dự án Thung lũng Nữ hoàng và còn loạt dự án đang và sẽ triển khai như Oriental Garden, Oriental Plaza, Oriental Sun, Oriental Pearl, Oriental West Lake…
Giới doanh nhân chỉ thấy bóng dáng của bà trong những sự kiện liên quan đến các dự án sân golf tiêu chuẩn thế giới, trong vụ mua lại khách sạn 5 sao Hilton Hà Nội, trong chức vụ Chủ tịch HĐQT của SeABank và trước đây là Techcombank, nhưng bà giữ bao nhiêu vốn, thâu tóm bằng cách nào, tài sản ước tính ra sao thì vẫn còn là câu hỏi.
Dù chỉ nghe đồn đoán bà rất giàu nhưng TS Alan Phan dự đoán có thể bà sẽ là tỷ phú đô la tiếp theo của VN nếu công bố tài sản thực.
Các nhân vật tiếp theo lọt vào tầm ngắm
Ông Nguyễn Đăng Quang- Chủ tịch Masan
Ông Nguyễn Đăng Quang được coi là ứng cử viên sáng giá nhất cho danh hiệu tỷ phú thứ hai chưa lộ diện của Việt Nam. Mặc dù vị Chủ tịch của công ty chuyên về hàng tiêu dùng này chỉ đứng tên số cổ phiếu vỏn vẹn 10 đơn vị (với thị giá khoảng 830.000 đồng - tính đến ngày 16/9) nhưng tổng giá trị khối lượng cổ phiếu do các công ty mà vị này sở hữu và tài sản trên sàn của gia đình ông đã vượt qua con số 1 tỷ USD.
Cụ thể, ngoài 10 cổ phiếu Masan (MSN), ông Nguyễn Đăng Quang còn nắm trong tay 23.000 cổ phần Masan Consumer (MSF) và 2,855 triệu cổ phần ngân hàng Techcombank (TCB). Giá cổ phiếu của TCB trên sàn OTC trong tuần qua dao động quanh mốc 9.500 đồng/đơn vị, của MSF là trên 60.000 đồng/đơn vị. Như vậy, tổng giá trị cổ phần trên sàn của ông Quang tính đến ngày 16/9 là 27,26 tỷ đồng. Riêng số cổ phiếu trên sàn chứng khoán và OTC của vợ và mẹ ông Quang có trị giá khoảng 1.991,6 tỷ đồng.
Đáng chú ý nhất, trong số các cổ đông hiện tại của MSN, có một công ty do ông Quang làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc đang sở hữu tới 34,03% cổ phần của Masan. Nếu tính cả số cổ phiếu sở hữu gián tiếp này, doanh nhân Nguyễn Đăng Quang và gia đình đang nắm lượng chứng khoán có giá trị tương đương 22.803,8 tỷ đồng, tương ứng khoảng 1,1 tỷ USD.
Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai
Ông Đoàn Nguyên Đức nổi tiếng như là một "ông bầu" trong làng bóng đá và là một doanh nhân thành đạt qua thương hiệu nổi tiếng Hoàng Anh - Gia Lai.
Không chỉ vậy, bầu Đức được đánh giá là Á quân những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt (xếp sau tỷ phú đôla Phạm Nhật Vượng), với tổng giá trị tài sản đạt 6.513 tỷ đồng. Sở dĩ ông có được thành quả của ngày hôm này là nhờ giá cổ phiếu HAG tăng 10,58%. Số lượng cổ phiếu HAG ông Đức nắm giữ tính đến cuối năm 2013 tăng 51,93 triệu cổ phiếu do trong năm 2013 HAG tăng vốn 20%, chào bán cho cổ đông với giá 10.000 đồng/cp.
Để mở rộng quy mô kinh doanh cũng như tái cấu trúc lại hoạt động kinh doanh của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, ông Đức đã mạnh tay sắp xếp lại tất cả các mảng như bán mảng thủy điện, tập trung vào cao su, mía đường tại Lào, Campuchia; bắt tay làm 1 dự án bất động sản lớn tại Myanmar...
Lê Ân, ông chủ Đại Nam hay chúa đảo tuần châu Đào Hồng Tuyển?
Tiến sĩ Alan Phan từng nói: “Chúng ta chỉ biết người ta giàu vì nhiều cổ phiếu, cổ phần nhưng chẳng ai biết người ta đã vay bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu, góp cổ phần”, TS Alan Phan nói: “Tôi biết còn nhiều người giàu hơn ông Vượng rất nhiều. Chỉ tính tiền mặt của họ đã là một con số khổng lồ nhưng người ta ẩn danh. Sau việc ông Vượng lọt vào tốp tỷ phú thế giới sẽ có thêm nhiều người Việt nữa xếp vào vị trí này”.
Nếu đúng như lời TS Alan Phan, thì các gương mặt “tỉ phú” ngầm của Việt Nam có lẽ phải rất dài.
Vậy những ai đã gửi hàng tỉ đô la vào Ngân hàng Thụy Sĩ? Liệu đó có phải là chúa đảo Đào Hồng Tuyển, với tổng tài sản mà theo như vị doanh nhân này nói, lên tới 2 tỷ USD?
Đó cũng có thể là đại gia Lê Ân, ông chủ Đại Nam, những người từng trao khối thừa kế trị giá tài sản hàng nghỉn tỉ đông cho con trai, vợ con hay những người thân thích.
Trong đó, ông chủ Đại Nam Huỳnh Uy Dũng từng được mệnh danh là một trong những người giàu nhất Việt Nam. Theo các công ty kiểm toán thì khối tài sản khổng lồ của ông Dũng có thể lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng Việt Nam nếu cổ phần hóa.
Nam Nam/Người đưa tin