"Xì hơi" có vẻ là một việc hơi thô tục nhưng bạn sẽ để mọi chuyện tự nhiên nếu biết tác hại của việc nhịn "xì hơi".
Bạn có biết nếu như cố nhịn "xì hơi" thì có khả năng, nó sẽ thoát ra đằng miệng của bạn. Điều này đã được khoa học chứng minh.
Theo giáo sư Clare Collins, một chuyên gia về dinh dưỡng và ăn uống tại ĐH Newcastle, việc cố nén "xì hơi" sẽ gây ra hiện tượng "chướng bụng". Quá trình này sẽ khiến hơi bị hấp thụ và sau đó đào thải ra ngoài theo đường miệng.
Vì vậy, nếu không xì hơi thì "một lượng khí sẽ được tái hấp thu vào vòng tuần hoàn và đi ra theo hơi thở của bạn".
Mặc dù hơi này sẽ không thoát ra khỏi miệng thành tiếng kêu hay tiếng rít, gây "ô nhiễm" căn phòng nhưng sự thật này cũng khiến bạn cảm thấy khó chịu đúng không?
Ngoài ra, việc nhịn xì hơi còn gây ra một số vấn đề khác. "Nín xì hơi quá lâu sẽ gây tích tụ khí trong đường ruột, cuối cùng, nó sẽ thoát ra ngoài bằng một quả rắm không thể kiểm soát".
Bạn cũng có nguy cơ bị mắc bệnh viêm túi thừa. Tuy nhiên điều này vẫn chưa được khoa học chứng minh.
Lời khuyên dành cho bạn đó là hãy để mọi chuyện tự nhiên. Nếu buồn "xì hơi", bạn có thể ra khỏi phòng hoặc làm điều đó một cách khéo léo. Đây là một phản ứng hoàn toàn tự nhiên của cơ thể trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy mỗi người trung bình sẽ "xì hơi" 8 lần/ngày. Đó có thể là những lần "xì hơi" phát ra âm thanh lớn, cũng có thể là tiếng xì nhỏ.