Để xây dựng những công trình cự thạch như Đền thờ thung lũng, tường đá Sacsayhuaman..., người cổ đại cần chiếc cần cẩu phải có khả năng di động, lăn trên đường ray bằng thép được lắp trên một bệ bê tông được gia cố. Điều này đến nay vẫn là thách thức với giới khoa học hiện đại.
1. Đền thờ cổ Ai Cập với những khối đá 200 tấn
Đền thờ thung lũng ở Giza, Ai Cập là một công trình kiến trúc cổ đại ấn tượng và phi thường, do được hợp thành từ nhiều khối đá khổng lồ nặng đến 200 tấn ăn khớp hoàn hảo với nhau.
Đền thờ thung lũng ở Giza với các khối đá nặng hàng 200 tấn. Ảnh: Internet |
Công trình này không được khắc chữ, nên có lẽ nó được xây từ trước khi chữ tượng hình được sử dụng ở Ai Cập. Tất cả những khối đá cự thạch khổng lồ đều là đá nguyên khối (tức một khối đá duy nhất, không phải hợp thành từ nhiều khối đá nhỏ), và chúng đều không được khắc chữ tượng hình.
Đền thờ thung lũng được xây dựng từ những khối đá vôi và đá granit khổng lồ. Những khối đá này được ghép hoàn hảo với nhau theo mô thức xếp hình. |
Điều khiến Đền thờ thung lũng trở nên ấn tượng là kích cỡ của các khối đá và số lượng đáng kinh ngạc của chúng. Không chỉ là sử dụng hàng trăm khối đá mỗi khối nặng đến 200 tấn, tác giả công trình này còn có thể nâng chúng lên độ cao hơn 12 m!
Kỹ thuật vận chuyển những khối đá đáng kinh ngạc này đến bây giờ vẫn là điều bí ẩn đối với thế giới hiện đại.
Một khối đá vôi với kích thước như vậy có thể nặng bằng 300 chiếc ôtô! Thậm chí ngày nay chỉ có vài cần cẩu đủ lớn để nâng nhấc và vận chuyển một sức nặng như vậy, nhưng chúng là loại giàn cần cẩu làm từ thép kết cấu và được chạy bằng động cơ điện cỡ đại.
2. Di chỉ cự thạch Stonehenge ở Anh
Theo lời kể của người dân địa phương, bãi đá này được xây dựng bởi pháp sư Merlin. Trong thực tế, Stonehenge đã xuất hiện trước khi Merlin – người thân tín với vua Arthur – ra đời.
Những cột đá bí ẩn ở nước Anh. Ảnh: pixabay.com. |
Làm thế nào người ta có thể vận chuyển hàng khối đá vô cùng nặng từ một nơi xa hàng trăm km? Khu vực quanh Stonehenge không hề có nơi nào để khai thác đá, nghĩa là người ta đã phải vận chuyển những tảng đá này từ rất xa.
Di chỉ cự thạch Stonehenge ở Anh với những khối đá nặng hàng 50 tấn. |
Mục đích xây dựng của công trình này cũng không rõ ràng. Dù đó là đài quan sát thiên văn do vị trí của các hốc đá nằm đúng với những thiên thể trong hệ Mặt Trời, hay đó là nơi cầu nguyện với thần thánh khi các linh mục Celtic đã dùng nó, thì chúng ta vẫn chưa biết được chính xác ai đã sử dụng nó để làm gì.
3. Công trình cự thạch ở Sacsayhuaman, ở Peru
Tường đá Sacsayhuaman có lẽ là một trong những tàn tích cổ đại đáng kinh ngạc nhất ở Peru. Công trình này sử dụng kỹ thuật xây dựng tài tình thể hiện qua những khối đá được cắt chính xác, bề mặt bằng phẳng và ghép nối liền khớp, tất cả đều khiến kỹ sư hiện đại không khỏi cảm thấy kinh ngạc. Thậm chí người ta không thể lèn nổi một con dao vào giữa hai khối đá.
Những tảng đá được ghép khít đến nỗi không thể lèn nổi một con dao vào giữa 2 khối đá. Ảnh: Leon Petrosyan, Wikimedia |
Các nhà khảo cổ tin rằng bức tường đá Sacsayhuaman được người Killke xây dựng cách đây 1.000 năm. Tuy nhiên truyền thuyết của người Inca chỉ ra rằng công trình này có tuổi đời còn lâu hơn thế. Họ cũng cho rằng tàn tích cự thạch cổ đại này được những vị thần đến từ trên trời xây dựng nên.
Dù sao đi nữa, công nghệ nề đá Sacsayhuaman thật khiến người ta phải kinh ngạc. Đó là bức tường làm từ những tảng đá nặng trên 50 tấn, xếp chồng lên nhau không cần trát vữa như thể chúng chỉ là những khối bông mềm, lắp ghép lại với nhau trong trò chơi ghép hình vừa vặn và hoàn hảo.
Cho tới ngày nay, giới khoa học hiện đại vẫn chưa thể lý giải nổi người xây dựng nên công trình này đã dùng kỹ thuật gì mà có thể khai thác những tảng đá lớn nặng tới hơn 150 tấn, vận chuyển tới một nơi rất xa để tiến hành gia công đục đẽo và xây dựng nên Sacsayhuaman. Các chuyên gia đều phải thừa nhận công trình này là một ví dụ xuất sắc của nghệ thuật tạo hình, dù vẫn còn nhiều tranh cãi không dứt về cách thức xây dựng.
Để xây dựng những công trình cự thạch khổng lồ trên người cổ đại cần chiếc cần cẩu phải có khả năng di động, lăn trên đường ray bằng thép được lắp trên một bệ bê tông được gia cố…
Hiện tại chỉ có 2 cần trục trên thế giới có khả năng nâng hạ những khối lượng cỡ đại như vậy. Với trình độ hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ xây dựng, 2 cần trục này đều là những cỗ máy lớn, công nghiệp hóa, với cần trục có thể kéo dài hơn 67 m, và cần vật đối trọng lên đến 160 tấn để ngăn chúng không bị lật nghiêng. Thời gian chuẩn bị cho một lần cẩu là khoảng sáu tuần và cần đến một nhóm chuyên gia lên đến 20 người.
Đức Hòa (tổng hợp)