Đầu năm 2015, ông Tập tiếp tục triển khai kế hoạch "đả hổ đập ruồi" tiếp nối chiến dịch "săn cáo 2014" và đã đạt được những kết quả đáng chú ý. Chính phủ ông Tập Cận Bình cũng tăng cường ngoại giao nước lớn nhằm nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.
4. Chiến dịch chống tham nhũng
Ông Tập khi nhậm chức đã từng tuyên bố: tham nhũng chính là vấn đề nghiêm trọng nhất mà đảng phải đối mặt. Bất chấp mục đích của Chủ tịch Tập là gì đi chăng nữa thì chiến dịch chống tham nhũng thực tế vẫn bao phủ một phạm vi rất rộng lớn. Đầu năm 2015, ông Tập tiếp tục triển khai chiến dịch "đả hổ đập ruồi", tiếp nối chiến dịch “săn cáo 2014”. Mọi quan chức lớn nhỏ ở Trung Quốc, từ bí thư thành ủy, trợ lý ngoại trưởng, thứ trưởng đến những “ông to” như giám đốc cơ quan an ninh nội bộ, Thượng tướng quân đội cũng không nằm ngoài “mẻ lưới” này. Theo tờ Xinhua cho biết, trung bình mỗi tháng có tới 10.000 cán bộ "bị điều tra".
Mục tiêu lớn nhất của chiến dịch tính đến thời điểm đầu năm 2015 là Chu Vĩnh Khang, người mà chỉ vài năm trước vẫn được coi là một trong số những nhân vật quyền lực và đáng sợ nhất Trung Quốc. Với tư cách giám đốc cơ quan an ninh nội bộ Trung Quốc, ủy viên thường trực Bộ Chính trị, ông Chu có khả năng thao túng một nguồn tiền lớn hơn cả ngân sách dành cho quân đội.
Ông Chu đã bị bắt giữ để điều tra với các cáo buộc "tiết lộ bí mật quốc gia; lợi dụng quyền lực để giúp người thân, tình nhân và bạn bè thu những khoản lợi lớn từ hoạt động kinh doanh, gây tổn thất nặng nề đối với các tài sản của nhà nước; có quan hệ tình cảm với nhiều phụ nữ, trao đổi quyền lực lấy tình dục và tiền". Đến tháng 6 năm 2015, ông Chu Vĩnh Khang đã bị kết án tù chung thân, bị tước quyền chính trị suốt đời và bị tịch thu tài sản cá nhân với những tội danh trên. Một nhà chính trị của Đại học Trung Quốc của Hongkong cho rằng: “Bản án chung thân này nhẹ hơn phán đoán trước đó. Đa số cho rằng Chu phải lĩnh án tử hoặc án tử hình treo".
Cựu Phó tỉnh trưởng Tứ Xuyên Quách Vĩnh Tường, cựu Chủ nhiệm Ủy ban giám sát tài sản nhà nước Tưởng Khiết Mẫn, cựu Thứ trưởng Bộ Công an Lý Đông Sinh và các ông trùm có liên hệ mật thiết với Chu Vĩnh Khang cũng không thoát khỏi việc rơi vào “lưới” của Chủ tịch Tập.
Ngày 22/4, cơ quan giám sát chống tham nhũng của Trung Quốc đã công bố bản danh sách chi tiết 100 quan chức tị nạn mà Bắc Kinh muốn dẫn độ về nước. Đây là một phần trong chiến dịch “lưới trời”-chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ Trung Quốc tại nước ngoài.
Đến giữa năm 2015, xã hội Trung Quốc thêm một lần nữa “rúng động” khi chính phủ Tập Cận Bình quyết định kỷ luật khai trừ đảng tịch, cách chức Lệnh Kế Hoạch, chuyển vấn đề và manh mối phạm tội của ông ta cho cơ quan tư pháp xử lý theo pháp luật. Qua điều tra, Lệnh Kế Hoạch vi phạm nghiêm trọng kỷ luật chính trị, quy định chính trị, kỷ luật tổ chức, kỷ luật bảo mật; lợi dụng thuận lợi về chức vụ để mưu lợi cho nhiều người, bản thân và người nhà nhận hối lộ khoản tiền cực lớn; vi phạm kỷ cương pháp luật đoạt lấy nhiều cơ mật cốt lõi của Đảng và nhà nước; vi phạm nghiêm trọng quy định về liêm khiết, bản thân và vợ nhận tiền và vật của người khác, tạo điều kiện cho vợ hoạt động kinh doanh kiếm lợi; gian dâm với nhiều phụ nữ, tiến hành giao dịch quyền-sắc; chịu trách nhiệm lớn lao trong việc người thân lợi dụng ảnh hưởng chức vụ của mình để kiếm lợi phi pháp. Hành vi của Lệnh Kế Hoạch hoàn toàn đi ngược tính chất và tôn chỉ của Đảng, vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng, làm tổn hại rất lớn đến hình ảnh của Đảng, ảnh hưởng xã hội cực kỳ xấu xa”.
Lệnh Kế Hoạch được coi là đại quan tham trong “gia tộc tham nhũng”. Một nhân vật “sừng sỏ khác” đứng sau Lệnh Kế Hoạch chính là em trai út Lệnh Hoàn Thành. Một tờ báo Mỹ đã ví Lệnh Hoàn Thành là “Edward Snowden của Trung Quốc” vì ông này được cho là đang có trong tay những thông tin mật do ông anh trai tích lũy được trong 15 năm làm cựu chánh văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc mà tình báo Mỹ rất thèm muốn. Theo tin của Duowei, ông Tập cũng sẵn sàng từ bỏ 600 triệu USD tiền thu hồi tài sản bất hợp pháp và nhận lại 25.000 người nhập cư trái phép vào Mỹ để đổi lấy việc “triệu hồi” Lệnh Hoàn Thành trở về nước.
Cuối năm 2015, Quách Quảng Xương, tỷ phú được ví như Warren Buffett của Trung Quốc bị cảnh sát giữ để phục vụ cho một cuộc điều tra tham nhũng. Quách, 48 tuổi, là người giàu thứ 17 Trung Quốc, với tài sản ròng khoảng 5,6 tỷ USD, theo Duowei. Ông này là thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Tập đoàn Fosun mà ông đứng đầu tham gia vào nhiều lĩnh vực, trong đó có dược phẩm, bất động sản, khai mỏ và cả giải trí.
Cuộc chiến “đả hổ đập ruồi” tham nhũng cũng cho thấy, về hưu không còn được xem là “hạ cánh an toàn” đối với những quan chức tay đã nhúng chàm. Số liệu điều tra cho thấy, có khoảng 10 quan chức chính phủ đã nghỉ hưu vẫn bị lôi ra ánh sáng, trong đó đáng chú ý có người đã “hạ cánh” được 8 năm.
Một điểm đáng quan tâm khác trong chiến dịch “đả hổ” của Trung Quốc là thời điểm công bố điều tra rất đa dạng, từ sáng sớm tinh sương cho tới nửa đêm gà gáy và luôn khiến dư luận bất ngờ. Thậm chí có người sáng còn ngồi trên đoàn chủ tịch, chiều đã “mất tích”, hay tối hôm trước còn tham dự một cuộc họp quan trọng, sáng hôm sau đã bị bắt giữ.
5. Mùa ngoại giao nước lớn
Ngoại giao châu Âu
Ngoại giao với Anh
Ngày 20/10, Ông Tập Cận Bình cùng phu nhân đã có chuyến thăm cấp nhà nước đến Anh, với nghi thức đặc biệt kiểu “ngoại giao điểm huyệt”. Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không chỉ đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước mà còn cho thấy hai quốc gia từng tồn tại nhiều khúc mắc có thể bắt tay hợp tác để "cùng thắng". Hơn nữa, sự xuất hiện của ngân hàng đầu tư châu Á khiến cho Mỹ bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Việc Anh công khai tuyên bố tham gia ngân hàng đầu tư châu Á chính là điểm mấu chốt của trận chiến này. Các quốc gia khác cũng tham gia không hề lo lắng khi có Anh tiên phong.” Chỉ thăm Anh” chính là sự coi trọng của Trung Quốc với quốc gia này. Hơn nữa, Anh được coi là đồng minh đặc biệt của Mỹ, nhưng trong khá nhiều sự việc, Anh bắt đầu hợp tác mật thiết với Trung Quốc. Hai bên tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như tài chính, đầu tư, đang dần bước vào “thời kì hoàng kim” của mối quan hệ song phương.
Ngoại giao với Pháp
Sau khi chuyến thăm đến Anh của Chủ tịch Tập vừa kết thúc, lãnh đạo Pháp và Đức đã lần lượt có chuyến thăm Trung Quốc, đẩy “mùa ngoại giao” châu Âu của Trung Quốc lên đến cao trào. Ngày 2/11, Tổng thống Pháp Francois Hollande bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc. Trong buổi hội đàm với Tổng thống Pháp, chủ tịch Tập cho biết, Trung Quốc luôn ủng hộ, giúp đỡ Pháp trong việc tổ chức hội nghị biến đổi khí hậu diễn ra tại Paris. Trung Quốc hy vọng Pháp sẽ tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo, thúc đẩy giúp cho hội nghị tại Paris diễn ra tốt đẹp và đạt được những kết quả toàn diện. Nguyên thủ hai nước còn cùng nhau đưa ra “Tuyên bố chung của nguyên thủ Trung Pháp về biến đổi khí hậu”.
Ngoại giao với Đức
Ngày 29/10, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tới Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc. Đây là lần thứ tám bà Merkel thăm Trung Quốc kể từ khi nhậm chức thủ tướng Đức nhiệm kỳ đầu tiên năm 2005. Phát biểu tại buổi họp báo sau cuộc gặp Thủ tướng Lý Khắc Cường, Thủ tướng Đức Merkel cho biết bà hoàn toàn tin tưởng vào sự phát triển của kinh tế Trung Quốc.
Đức hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở châu Âu, trong khi Trung Quốc cũng là đối tác thương mại quan trọng nhất của Đức ở châu Á.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, hai Thủ tướng cũng đã chứng kiến nhiều lễ kí kết các hợp đồng lớn giữa Trung Quốc và Đức. Trong đó có thỏa thuận Trung Quốc mua 100 máy bay Airbus A320 và 30 máy bay A330 của Đức với tổng trị giá 15,5 tỷ euro (17 tỷ USD).
Ngoại giao với Đài Loan
Ngày 7/11, chủ tịch Tập Cận Bình đại diện chính phủ Trung Quốc đã có cuộc
Theo Duowei, trong cuộc gặp lịch sử tại Singapore, ông Tập Cận Bình đã cho rằng người dân Trung Quốc ở cả hai bờ eo biển Đài Loan đều có năng lực và hiểu biết để giải quyết các vấn đề của mình. Ông cũng cho biết “Không lực lượng nào có thể chia cắt. Trung Quốc và Đài Loan là một gia đình”. Lãnh đạo Đài Loan cho hay ông quyết tâm thúc đẩy hòa bình và mối quan hệ hai bên nên dựa trên sự chân thành, hiểu biết và kiên trì. "Hai bên nên tôn trọng các giá trị và cách sống của nhau", ông Mã nói.
Thành công của cuộc gặp mặt giữa chủ tịch Tập và ông Mã Anh Cửu đã làm thay đổi sâu sắc tình hình của quan hệ hai bờ, giải quyết những vấn đề trong cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước. Cuộc họp này còn phá vỡ rào cản quan trọng nhất trong chính trị hai bên, thúc đẩy chính trị hai bờ từ thời đại giữa hai đảng thành thời đại hai bên, đưa ra cơ chế cao cấp để thúc đẩy việc xử lý các vấn đề, góp phần giúp tình hình hai bên hòa bình ổn định và phát triển.
Ngoại giao Nga
Trong cuộc họp định kì lần thứ 20 giữa Trung Quốc và Nga vào ngày 17/12 vừa qua tại Bắc Kinh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho rằng trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm, Trung Quốc và Nga đang phải đối mặt với những thách thức chung trên con đường phát triển, hai nước cần tăng cường hợp tác để đóng góp tích cực cho sự phục hồi của nền kinh tế thế giới. Về phần mình, Thủ tướng Nga Medvedev khẳng định Nga sẽ phối hợp với Trung Quốc để tìm ra con đường phát triển phù hợp, tìm ra phương thức hợp tác hiệu quả trong tương lai. Ông Medvedev cũng đề nghị hai bên tăng cường hợp tác thực chất trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, tài chính tiền tệ, năng lượng, nông nghiệp và kỹ thuật quân sự. Đối với các vấn đề quốc tế, Thủ tướng hai nước cam kết tăng cường hợp tác trong mặt trận chống khủng bố trên cơ sở phát huy vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc, khẳng định ủng hộ giải pháp chính trị giải quyết vấn đề Syria, kiên trì mục tiêu phi hạt nhân hóa và duy trì hòa bình ổn định trên bán đảo Triều Tiên, tăng cường hợp tác để giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran một cách toàn diện, lâu dài và thỏa đáng…
Nghiêm Thu