Theo tiết lộ của hai "cô dâu thánh chiến" vừa đào tẩu thành công khỏi hàng ngũ tổ chức này, phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) luôn áp dụng những hình phạt khủng khiếp đối với phụ nữ, kể cả những phụ nữ cao tuổi.
Doaa (20 tuổi) và Umm (25 tuổi) (cả hai đã đổi tên) từ Raqqua, Syria trốn sang miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ sau khi rời lữ đoàn al-Khansa tại thành phố Raqqa, Syria hồi đầu năm nay. Hai người phụ nữ này cho biết họ đã từng thực hiện rất nhiều hình phạt dành cho những phụ nữ không tuân thủ các quy định của tổ chức mà chủ yếu là vi phạm các quy định về trang phục Hồi giáo.
IS thành lập lữ đoàn al-Khansa hồi đầu năm 2014 để theo dõi và trừng phạt những phụ nữ phạm luật trong "thành trì" của chúng.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Sky News, Doaa chia sẻ, cô cảm thấy ân hận vì trước đây đã thực hiện hình phạt đánh roi với những người phụ nữ phạm luật. Doaa rời khỏi Syria sau khi chồng cô – một chiến binh IS thiệt mạng trong vụ đánh bom liều chết.
Doaa và Umm từ Raqqua, Syria trốn sang miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ sau khi rời lữ đoàn al-Khansa tại thành phố Raqqa, Syria hồi đầu năm nay
Doaa cho biết, IS có các mức chế tài khác nhau cho những phụ nữ vi phạm quy định của chúng. Theo đó, những phụ nữ có ý định đào ngũ sẽ bị phạt 60 roi. Phụ nữ đi giày cao gót hoặc không mặc trang phục Hồi giáo sẽ IS bị phạt 40 roi.
“Điều khiến tôi đau lòng đó chính là phải phạt những người già”, Doaa nói.
Trong khi đó, Umm kể lại để gia nhập lữ đoàn al-Khanssaa, họ phải hoàn thành 4 tuần huấn luyện và được trả công khoảng 70 bảng Anh/tháng (khoảng 2,2 triệu VNĐ).
Cũng giống như nhiều phụ nữ khác gia nhập IS, Umm bị ép kết hôn với chiến binh nước ngoài. Người “chồng” đầu tiên của cô là một chỉ huy IS người Thổ Nhĩ Kỳ - đã thiệt mạng trong một trận chiến. Người “chồng” thứ hai của Umma là một chiến binh người Ai Cập – tên này bỏ lại “vợ” sau khi đào ngũ.
“Tôi hầu như ở chung với nhà với bố mẹ vì chồng tôi ít khi ở nhà. Anh ấy vẫn đối xử với tôi bình thường. Anh chỉ có thể về nhà khoảng hai đến ba ngày rồi lại đi”, Umm còn nói rằng cô bị ép cưới chứ không yêu chồng.
Doaa và Umm hiện đang sống bất hợp pháp ở Thổ Nhĩ Kỳ. Hai "cô dâu thánh chiến" này luôn sống trong sợ hãi với nỗi lo bị IS truy lùng.
Lữ đoàn al-Khansa là lực lượng cảnh sát có trách nhiệm giám sát các hành vi của phụ nữ ở Raqqa, Syria
Lữ đoàn al-Khansa là lực lượng cảnh sát có trách nhiệm giám sát các hành vi của phụ nữ ở Raqqa. Năm ngoái rất nhiều phụ nữ trốn sang Syria để được gia nhập vào lữ đoàn này. Tên tuổi của tổ chức này gắn liền với các hình phạt như đánh đập và roi vọt, hành quyết, quản lý nhà thổ nơi hàng ngàn nô lệ tình dục bị giam cầm.
heo Cộng đồng thiểu số Yazidi, Iraq: hàng nghìn phụ nữ bị phiến quân IS bắt, đang phải chịu các hành động tra tấn, hãm hiếp và lạm dụng tình dục.
Khi bị bắt cóc, nhiều phụ nữ đã tự tìm đến cái chết để giải thoát cho bản thân, cũng như tránh những hành động vô nhân đạo của phiến quân Nhà nước Hồi giáo. Còn những phụ nữ may mắn trốn thoát hay được giải cứu thì luôn phải chịu nỗi ám ảnh kinh hoàng mà cả đời họ chẳng thể nào quên.
Payam – một thiếu nữ 18 tuổi từng phải trải qua những ngày tháng tồi tệ trong trại giam của phiến quân Nhà nước Hồi giáo trước khi được giải cứu kể lại rằng: “Họ nhốt tôi cùng với nhiều cô gái khác, không cho chúng tôi ăn hoặc uống. Sau đó, mỗi ngày họ lại dẫn một số người ra đi. Tôi cũng không biết những người này đã bị dẫn đi đâu.”
Theo báo cáo của Tổ chức ân xá quốc tế, phụ nữ Yazidi thường xuyên bị đem bán cho các tay súng làm nô lệ tình dục, buộc phải kết hôn với những kẻ lạm dụng họ hoặc được xem như các món “quà tặng” cho thành viên của phiến quân Nhà nước Hồi giáo hay những kẻ hỗ trợ tổ chức khủng bố này. Thông thường những người bị bắt giữ thường bị buộc phải cải sang đạo Hồi.
Yên Yên (Daily Mail)