Để các thành viên đội bóng thiếu niên Thái Lan bơi và lặn ra khỏi hang Tham Luang hiện đang là phương án được đánh giá phù hợp nhất, tuy nhiên phương án này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro đối với các cậu bé chưa có kinh nghiệm.
Hãng tin ABC đưa tin cho hay khi lực lượng cứu hộ tìm thấy 12 thành viên trong đội bóng Thái Lan và HLV tại hang Tham Luang vào hôm 2/7 thì mọi sự chú ý đang đổ dồn vào việc làm thế nào để có thể đưa những người mắc kẹt trong hang ra ngoài mà vẫn đảm bảo sự an toàn cho họ?
Các nhà chức trách tại Thái Lan đã lên phương án dạy cho 13 người mắc kẹt các kỹ năng bơi, lặn để họ tự di chuyển qua các lối ngập nước trong hang Tham Luang với sự trợ giúp của lực lượng cứu hộ.
Mặc dù vậy, có nhiều lý do khiến các chuyên gia xem đây là phương án giải cứu nguy hiểm đối với một đội bóng nhí chưa có kinh nghiệm bơi lặn.
Theo chia sẻ của cựu đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ Cade Courtley, việc dạy cho đội bóng học lặn là "phương án cuối cùng"mà ông lựa chọn trong trường hợp này.
Hành trình vượt hang khá nguy hiểm
Đồ họa mô tả quá trình thợ lặn đưa các cầu thủ nhí của đội bóng thiếu niên Thái Lan ra khỏi hang Tham Luang. Nguồn: Guardian |
Theo Bộ trưởng Nội vụ Thái Lan Anupong Paojinda đã đưa ra nhận định chính xác khi nói rằng việc lặn trong hang động “không giống như lặn trong một bể bơi”. Trên thực tế, đó là một hành trình dài.
Nước trong hang thường nhiều bùn, đục và lạnh.
Một thợ lặn hang động đồng thời là kỹ sư Ron Allum nói rằng ngay cả với một thợ lặn giày kinh nghiệm, hành trình lặn ra khỏi hang cũng khá đáng sợ.
"Ngay cả khi có đèn soi đường đi chăng nữa, tất cả những gì bạn thấy sẽ chỉ là thứ ánh sáng màu nâu đục trước mặt. Bạn sẽ không còn thấy tầm nhìn nữa”, ông Allum nói.
Theo tờ Bangkok Post, không một ai trong số các cậu bé biết bơi, vì vậy đây là những trở ngại lớn mà chúng phải vượt qua trước khi đội cứu hộ có thể đặt một bình khí ô xy lên lưng bọn trẻ.
Những thợ lặn đến từ Hội đồng cứu hộ Hang động Anh hiện đang tham gia vào chiến dịch giải cứu đội bóng Thái Lan bị mắc kẹt.
Phó Chủ tịch hội đồng Gary Mitchell cho biết hệ thống hang Tham Luang dài khoảng 10km. Đây cũng là một trong những hang dài nhất tại Thái Lan với cấu trúc hang động phức tạp và khó di chuyển vào mùa mưa.
"Chúng tôi khá chắc chắn rằng bọn trẻ đang ở sâu trong hang khoảng 2km, trong đó cứ gần một km sẽ có những đoạn bị ngập nước… mà ở đó nước có thể chạm tới trần hang”, ông Mitchell nói thêm.
Theo chuyên gia Mitchell, các thợ lặn có kinh nghiệm sẽ mất khoảng 3 giờ đồng hồ để hoàn tất hành trình ra khỏi hang Tham Luang.
“Họ sẽ phải dừng lại nhiều lần, thay bình dưỡng khí. Đó là một quá trình chậm chạp”, chuyên gia Mitchell nhận định.
Lũ trẻ đối mặt với tâm lý hoảng loạn
Đồ họa quãng đường di chuyển của đội cứu hộ từ cửa hang tới nơi đội bóng Thái Lan trú chân trong hang. Nguồn: Bangkok Post |
Phần lớn những lối đi ỏa hỏi hang Tham Luang khá hẹp và thậm chí chỉ đủ cho một người đi qua vào một thời điểm.
Mối lo ngại lớn đối với lực lượng cứu hộ chính là việc các cầu thủ nhí sẽ đối mặt với tâm lý hoảng loạn khi gặp những đoạn nguy hiểm trong hành trình ra khỏi hang kéo dài 3 giờ đồng hồ. Các em mới chỉ là những cậu bé 11-16 tuổi.
Theo ông Allum cho rằng tâm lý hoảng loạn là hoàn toàn có thể xảy ra khi các cậu bé lặn xuống dưới các dòng nước chảy xiết và cảm thấy chúng bị mất kiểm soát.
“Các cậu bé sẽ rất luống cuống khi đối mặt với tình huống như vậy”, thợ lặn Allum nhận định.
Trong khi đó, nhà tư vấn về hoạt động giải cứu Pat Moret nói rằng các thành viên trong đội bóng sẽ phải đối mặt với “tình huống cực kỳ khó khăn”.
“Hy vọng rằng bọn trẻ sẽ quyết tâm tới mức đồng ý nghiến chặt răng và cố gắng vượt qua chặng đường đó”, ông Moret nói.
Bộ trưởng Anupong từng nói rằng chỉ cần có bất kỳ thao tác nào sai sót trong quá trình lặn ra khỏi hang, điều đó “có thể đe dọa tới tính mạng”.
Dự báo, mưa lớn sẽ tiếp tục trút xuống khu vực hang Tham Luang trong thời gian vài ngày tới dẫn đến việc nước trong hang sẽ tiếp tục tăng lên. Như vậy, để đội bóng chờ đợi cho tới khi nước rút không còn là phương án phù hợp. Thay vào đó, họ buộc phải lặn ra khỏi hang.
Theo ông Allum, bước đầu tiên mà đội cứu hộ phải làm chính là việc đưa cả đội bóng bị mắc kẹt tới hồ phía cuối hang, nơi họ bị mắc kẹt để lặn thử vài vòng.
"Nếu bọn trẻ có thể xử lý tốt trong khoảng thời gian (tập luyện), có thể đó là cách chúng vượt qua môi trường khó khăn hơn”, ông Allum nhận định.
Cũng theo ông Allum, đội bóng bị mắc kẹt chỉ nên được đưa ra ngoài theo thứ tự từng người một, và tất cả cần phải được “kết nối chặt chẽ” với một thợ lặn trong quá trình bơi ra khỏi hang.
Đặc nhiệm Hải quân Thái Lan đeo bình dưỡng khí, bám dây thừng di chuyển qua lối đi ngập nước trong hang. Ảnh: Nation |
“Có thể đưa một trong số những người khỏe mạnh nhất ra ngoài trước và chờ xem mọi chuyện diễn ra như thế nào. Nếu xuất hiện bất kỳ tâm lý sợ hãi nào, tôi sẽ không thử sức nữa. Trừ khi có thông tin dự báo rằng thời tiết sẽ rất khủng khiếp, nếu không họ có chờ đợi thêm. Đó là phương án an toàn nhất”, ông Allum cho biết.
Theo Phó Chủ tịch Hội đồng Cứu hộ Hang động Anh Bill Whitehouse, việc gắn chặt các cầu thủ nhí với thợ lặn trong hành trình vượt ra khỏi hang là lựa chọn an toàn nhất.
“Nếu các cậu bé được cấp bình dưỡng khí trong lúc lặn, đội cứu hộ cần bám chặt chúng và nói đúng ra là đẩy chúng ra khỏi hang”, ông Whitehouse nhận định.
Minh Di (tổng hợp)