Vẫn biết, nội tạng động vật là một món ăn ưa thích của nhiều người VN, tuy nhiên, việc ăn nội tạng động vật lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe nếu như nguồn gốc, xuất xứ cũng như cách chế biến loại thức ăn này không đảm bảo.
Quan niệm sai lầm
Quan niệm “ăn óc bổ óc” là không đúng vì không có cơ sở khoa học. Trong óc lợn có hàm lượng chất đạm thấp, chỉ bằng một nửa gan hoặc thịt, cá nhưng hàm lượng cholesterol lại rất cao, chỉ cần ăn 100g óc lợn thì lượng cholesterol đã gấp 8 lần nhu cầu hàng ngày.
Chế biến không kỹ
Nội tạng có thể là nguồn lây các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, than, lợn đóng dấu..., các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người. Vì vậy nếu chế biến không kỹ, những vi khuẩn ấy sẽ rất dễ tấn công đến sức khỏe của con người.
Điều duy nhất cần phải nhận thức rằng các thành phần dinh dưỡng của bộ phận nội tạng động vật chỉ cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cho người ăn khi nó tuyệt đối an toàn.
Để qua đêm
Nội tạng nên được chế biến trong ngày, nếu không sẽ dẫn đến mùi tanh và rất dễ nhiễm khuẩn. Để tránh mùi hôi, tanh của tim, gan bầu dục nên cắt bỏ thành phần gây hôi rồi trần qua nước sôi trước khi sử dụng, và tránh mùi hôi của dạ dày, lòng cần bóp muối kỹ và trần qua nước sôi.
Ăn quá nhiều
Dù có yêu thích nội tạng động vật đến đâu cũng chỉ nên ăn vừa phải. Với người bình thường chỉ nên ăn tối đa từ 2 - 3 lần trong 1 tuần, mỗi lần đối với người lớn từ 50 - 70g/ 1 bữa, còn với trẻ nhỏ mỗi lần chỉ dùng từ 30 - 50g/ 1 lần.
Những người không nên sử dụng nội tạng động vật
Những người cao tuổi, thừa cân – béo phì nên hạn chế, người mắc các bệnh tăng mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gout, thận hư nhiễm mỡ, suy tim… thì không nên ăn các loại phủ tạng.
Theo Thoa Nguyễn (tổng hợp)/Nguoiduatin
Xem thêm video trên Tin Mới: Hướng dẫn nấu canh ngao cải ngọt cực ngon đúng vị