Sỏi thận là một trong những bệnh lý ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Sỏi thận gây ra những phiền phức cho sức khoẻ và sinh hoạt. Nguyên nhân gây sỏi thận rất nhiều nhưng thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh dưới đây được cho là dễ gây bệnh thận.
Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận, tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau.
Ăn quá mặn
Muối là một trong những tác nhân gây áp lực và tổn thương nghiêm trọng cho thận. Thói quen ăn quá mặn khiến các chức năng của gan thận bị suy giảm, từ đó gây ra những bệnh lý về da như da sạm đen, nhiều vết đốm nâu, nhiều nếp nhăn… và nhiều bệnh lý khác.
Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu, nhờ đó cũng có thể giảm nguy cơ bị sỏi thận.
Lười uống nước
Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra sỏi thận. Các chuyên gia chỉ ra rằng, uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, lượng nước tiểu lưu cữu, trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên, như thế dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.
Uống đủ nước để phòng sỏi thận (ảnh minh hoạ)
Bởi vậy, uống nhiều nước sẽ tăng lượng bài tiết nước tiểu, làm loãng nước tiểu, giảm thấp nồng độ tinh thể trong nước tiểu, rửa đường niệu đạo, có lợi cho phòng chống sỏi thận và làm cho sỏi bài tiết ra ngoài. Vì vậy, kế cả khi không khát, mỗi người mỗi ngày cũng nên uống 2000ml nước trở lên và uống nước lọc là tốt nhất.
Sử dụng đồ ăn quá nhiều dầu mỡ
Những bữa tiệc luôn đi kèm với thịt cá, dầu mỡ…. Ăn quá nhiều chất dầu mỡ chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận. Bởi vì thức ăn giàu protit và chất béo sẽ tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi.
Cách bảo vệ thận là hạn chế ăn các thực phẩm này sẽ giảm nguy cơ hàm lượng axit uric trong nước tiểu nên cũng phòng được bệnh sỏi thận.
Nhịn tiểu
Theo bác sĩ cao cấp Nguyễn Cao Luận, Khoa thận nhân tạo, bệnh viện Bạch mai cho biết, nhịn tiểu lâu, thường xuyên không chỉ gây hậu quả nặng nề như nhiễm trùng tiểu, bệnh lý về thận, sỏi thân, bàng quang, đường tiết niệu, làm giảm chức năng sinh lý..
Trong đó vỡ bàng quang được coi là nguy hiểm nhất, nếu không được phát hiện và phẫu thuật kịp thời sẽ dẫn đến viêm phúc mạc, viêm tấy vùng tiểu khung, viêm xương chậu, xơ hóa khoang sau phúc mạc, thậm chí có thể gây tử vong do sốc.
Thoa Nguyễn (tổng hợp)