Nữ phi công Heather 'Lucky' Penney đã bất ngờ tiết lộ những tình tiết rúng động liên quan đến chiếc máy bay thứ 4 của Mỹ bị không tặc chiếm vào đúng dịp kỷ niệm 15 năm vụ khủng bố kinh hoàng vào nước Mỹ.
Theo thông tin từ tờ Washington Post, trung úy Penney có mặt tại đường băng của căn cứ không quân Andrew và sẵn sàng cất cánh khi trời đã về trưa của ngày thứ Ba gây chấn động cách đây 15 năm. Khi đang điều khiến chiếc chiến đấu cơ F-16, cô Penney và một phi công khác nhận lệnh hạ gục chiếc Flight93 của hãng hàng không United Airline. Khi đó, chiếc máy bay thứ tư bị không tặc khống chế dường như đang lao thẳng xuống thành phố Washington. Khi cất cánh, thứ duy nhất mà Penney và phi công còn lại không mang theo chính là đạn dược, tên lửa cũng không có. Thứ duy nhất cô và đồng đội có là chiếc F-16, và đó là toàn bộ kế hoạch tác chiến.
Vì sự bất ngờ của cuộc tấn công khiến chiến đấu cơ này chưa kịp nạp vũ khí, chính vì vậy, kế hoạch của cô và sĩ quan chỉ huy tính đến chính là lao thẳng vào chiếc Boeing 757 đang bị tấn công. Cô chia sẻ, về cơ bản, khi ấy "tôi sẽ là một phi công cảm tử".
Nữ phi công Heather ‘Lucky’ Penney. |
Penney, cô phi công năm ấy đã từ chối trả lời bất cứ cuộc phỏng vấn nào về "trải nghiệm" cô phải vượt qua trong ngày 11/9 ấy, cả việc cô bị hộ tống về Washington trên không phận bị siết chặt sau vụ tấn công.
Tuy nhiên, 10 năm sau vụ tấn công khủng bố, cô nhớ lại về những nhiệm vụ ít người biết đến nhất trong buổi sáng hôm ấy, đó là phương án tác chiến đầu tiên của quân đội Mỹ để ngăn chặn những kẻ khủng bố.
Trong một buổi phỏng vấn hiếm hoi vào tuần trước tại văn phòng tại hãng Lockheed Martin-nơi cô làm giám đốc chương trình siêu chiến đấu cơ F-35, cô nhớ lại nhiệm vụ khi ấy và khẳng định "chúng tôi phải bảo vệ không phận bằng mọi giá".
Nhớ lại buổi sáng kinh hoàng ấy, Penney chia sẻ cô cùng đồng đội vừa hoàn tất khóa tập huấn bay kéo dài hai tuần ại Nevada. Khi đó, đang ngồi tại bàn nghe báo cáo thì nhận được thông tin một chiếc máy bay đâm vào tòa tháp đôi tại Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York. Họ hiểu rằng chiến tranh đã bùng ra khi một chiếc máy bay khác tiếp tục xuất hiện và tấn công.
Mọi thứ khủng hoảng chưa dừng lại, tất cả đều bối rối cực độ, không có mệnh lệnh nào được đưa ra một cách rõ ràng, mọi thứ chưa sẵn sàng, các máy bay dường như vẫn đang nạp đạn giả từ đợt tập huấn. Chính vì vậy, không có máy bay nào được trang bị để chiến đấu. Trước ngày hôm đó, tất cả mọi con mắt vẫn chỉ tìm kiếm các máy bay và tên lửa từ các đường bay quen thuộc, với mối đe dọa từ những năm Chiến tranh Lạnh. Không ai hình dung được nguy cơ lại xuất hiện ngay trên đất Mỹ.
Khi chiếc máy bay thứ ba đâm vào Lầu Năm Góc, mọi người đều nhận ra rằng, có thể còn có chiếc thứ tư hoặc nhiều hơn nữa. Máy bay chiến đấu có khả năng nạp đạn trong một giờ, nhưng phải có ai đó bay lên trời vào ngay lúc ấy. Khi đó, đại tứ Marc Sasseville đã ra lệnh cô cùng đi với ông và giao nhiệm vụ phải "xử lý" được phần đuôi của chiếc Flight 93, còn ông sẽ "nhận trách nhiệm về phía buồng lái".
[mecloud]r0BOfPjFUD[/mecloud]
Khi đó, đại tá Sasseville thừa nhận, khi đó các phi công không được huấn luyện nhiệm vụ hạ gục máy bay dân sự. Ông khi đó vẫn kịp tính toán việc tấn công vào khu vực nào của máy bay là hiệu quả nhất, vì ông cho rằng nếu chỉ đâm vào động cơ, máy bay vẫn có thể liệng và tấn công mục tiêu, "cánh và buồng lái là thích hợp nhất".
Cô Penney chia sẻ, điều cô lo lắng nhất là đâm trượt mục tiêu nếu tìm cách nhảy ra khỏi máy bay, "với tôi, nỗi lo đâm trượt còn đáng sợ hơn việc phải hy sinh".
Tuy nhiên, cả hai đều không phải làm việc đó, vì chính những hành khách trên chuyến bay định mệnh ấy đã đứng lên, chống lại không tặc và sẵn sàng hy sinh để bảo vệ những người đang ở dưới đất. Cô khẳng định, những anh hùng thật chính là những hành khách trên chuyến bay ấy, những người sẵn sàng hy sinh vì người khác, và tôi, chỉ tình cờ là một nhân chứng lịch sử".
Nghiêm Thu (Tổng hợp)