Được vinh danh là nữ tỷ phú tự thân trẻ tuổi nhất nước Mỹ, Elizabeth Holmes chối bỏ cả những ưu tiên đời thường để cống hiến hết mình cho sự nghiệp.
Cô gái trẻ Elizabeth Holmes sinh năm 1984, cô sinh ra và lớn lên trong một gia đình tri thức truyền thống. Cha của cô là ông Christian Holmes IV – Giám đốc điều hành cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID), và mẹ cô là bà Noel Holmes – chuyên viên đối ngoại và quốc phòng tại Quốc hội Mỹ.
Không giống như những bạn bé đồng trang lứa, Elizabeth đã dành nhiều năm cấp ba để theo đuổi học tiếng Trung tại Trung Quốc. Niềm yêu thích đặc biệt cho ngành kĩ sư và lĩnh vực y tế được khơi dậy trong cô từ sự nghiệp đáng nể của ông cố nội, ông là một nhà sáng chế, một kĩ sư, bác sỹ phẫu thuật và một cựu chiến binh. Với niềm yêu thích đó cô đã từng biên dịch lập trình C++ và bán lại cho các trường đại học tại Trung Quốc- nơi cô theo học tiếng Trung.
Từ những thành tích ấn tượng khi còn quá trẻ như thế, cô được chọn và trở thành sinh viên chuyên ngành hóa học tại trường Đại học Stanford. Cô gái trẻ đã có một bước ngoặt đáng kể khi bước vào năm thứ hai đại học, Elizabeth Holmes đã tự ý quyết định bỏ dở việc học tập tại Stanford để theo đuổi sự nghiệp riêng của mình.
Chính niềm đam mê và hoài bão của cô con gái, cha mẹ Elizabeth đã đồng ý với quyết định táo bạo này của cô và ông còn trao cho cô toàn bộ học phí, vốn để dành cho việc học đại học của cô.
Elizabeth Holmes nữ tỉ phú 31 tuổi nắm trong tay số tài sản ròng 4,7 tỷ USD |
Ý tưởng lập nghiệp của cô xuất phát từ một lần tham gia dự án nghiên cứu của giáo sư Channing Robertson về những loại dụng cụ có thể kiểm soát lượng thuốc đưa vào cơ thể con người.Cùng thời gian khi dịch bệnh SARS bùng nổ ở Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á đã khiến nhiều người tử vong, Elizabeth được giao nhiệm vụ thực hiện các nghiên cứu về bệnh này. Cô từng chia sẻ “ Việc xét nghiệm vẫn làm theo lối cổ điển, nghĩa là rút máu vào bơm tiêm, lấy nước mũi của người bệnh để tìm virus. Khi ấy, tôi tự hỏi tại sao lại không áp dụng kỹ thuật "xét nghiệm bằng cách sử dụng chip điện từ - lab on a chip technology". Nó chỉ cần một lượng máu rất nhỏ, một chút nước mũi rồi để microchip xử lý.”
Từ ý tưởng ban đầu đó cùng với ký ức thửa nhỏ, theo lời Elizabeth khi còn bé cô đã chứng kiến việc bà ngoại và mẹ cô ngất xỉu khi thấy máu được một y tá rút ra từ cánh tay khi xét nghiệm cô ốm. Cô mong muốn cải tạo được việc xét nghiệm máu theo hướng hiện đại hóa và tốt nhất cho sức khỏe bệnh nhân.
Nhưng vào thời điểm đó, việc xét nghiệm máu được thực hiện vô cùng khó khăn và đắt đỏ tại các phòng khám và phòng thí nghiệm.Quá trình xét nghiệm máu kéo dài hàng tuần nhưng kết quả vẫn có khả năng cao bị sai sót. Quan trọng là việc châm kim vào cơ thể người để lấy máu là một nỗi ám ảnh thực sự với rất nhiều người.
Trên thực tế khoảng 40 – 60% người dân Mỹ không thể thích nghi được với các xét nghiệm cơ bản nhất mà các bác sỹ đưa ra, bởi thông thường họ không thể chi trả cho những xét nghiệm này, hay chỉ đơn giản là họ sợ tiêm. Cũng là một người có hội chứng sợ kim tiêm, mục tiêu của Elizabeth là biến việc xét nghiệm máu trở nên dễ dàng, tạo ra một công nghệ có khả năng thay đổi quy trình lấy máu xét nghiệm truyền thống, giảm thiểu các nhược điểm cố hữu, tăng tốc độ thu kết quả xét nghiệm giúp cho nhiều người tìm đến phương pháp này và giúp sớm phát hiện bệnh.
Để thực hiện cho dự án đó, cô cần một trợ thủ đắc lực. Và thật may mắn khi cô đã tìm đúng chìa khóa đem lại thành công, đó là nhờ Sunny Balwani- kỹ sư phần mềm máy tính. Elizabeth Holmes gặp Balwani khi ông đang theo học chương trình MBA ở đại học Berkeley, ông cũng từng là nhân viên của công ty điện toán lớn như Lotus, Microsoft,... ông được coi là một thiên tài về viết phần mềm.
Hai người đồng sự thường hay thảo luận với nhau về việc viết nên một phần mềm phân tích thành phần các chất chỉ trong hai giọt máu. Balwani đã không phụ lòng mong đợi khi viết xong một phần mềm, Elizabeth ứng dụng bằng cách làm nhiều xét nghiệm khác nhau với cùng một giọt máu mẫu, sau đó cô gửi kết quả đến một vài bệnh viện để so sánh. Độ chính xác của những xét nghiệm “Lab on a chip technology” lên đến 97%. Lúc này cô đã gửi đơn để đăng ký xin cấp bằng sáng chế.
Đến tháng 11/2007, Elizabeth được Cục sở hữu trí tuệ Liên bang Mỹ cấp bằng sáng chế, đồng thời được Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép thực hiện rộng rãi kỹ thuật xét nghiệm với 2 giọt máu trên bệnh nhân.
Với thành công bước đầu đó, cô đứng ra sáng lập Công ty Real-Time Cures, nay đổi tên thành Công ty Thernos. Công ty của cô được 48 bang ở Mỹ đồng ý cho hoạt động. Hai bang còn lại đang xem xét cấp thủ tục.
Trong những thời gian đầu, cô thuyết phục vị giáo sư Robertson dành ra mỗi cuối tuần để làm cố vấn kỹ thuật cho cô, nhưng cuối cùng chính vị giáo sư này đã xin nghỉ dạy tại Đại học Stanford và trở thành ủy viên đầu tiên của Hội đồng quản trị công ty Thernos.
Công ty của cô đã đặt nền móng cho xét nghiệm máu trong nước và thế giới. Thay vì một lọ máu cho mỗi mẫu xét nghiệm, họ chỉ cần vài giọt máu thu được từ những cú chích rất nhẹ tại đầu ngón tay để thực hiện hàng trăm xét nghiệm cho bệnh nhân. Và thay vì chờ đợi hàng tuần lễ cho một tờ kết quả thì nay Thernos chỉ mất bốn giờ đồng hồ để đưa ra kết quả chính xác, dễ hiểu và rẻ hơn nhiều so với phương pháp cũ.
Hiện tại, nhiều bệnh viện đã áp dụng phương pháp xét nghiệm máu đơn giản của Công ty Thernos. Quá trình xét nghiệm đơn giản, bạn chỉ cần xuất trình thẻ căn cước, thẻ bảo hiểm y tế hoặc giấy giới thiệu của bác sỹ là bạn sẽ được xét nghiệm ngay tức khắc mà không tốn kém.Kết quả sau đó sẽ được thông báo cho bạn qua email hoặc tin nhắn điện thoại.
Một trong những phòng thí nghiệm của công ty Thernos |
Vào năm 2013, Walgreens, hệ thống bán lẻ dược phẩm lớn nhất nước Mỹ, đã công bố kế hoạch đưa các cơ sở kiểm tra sức khỏe Thernos vào các hiệu thuốc của mình trên toàn nước Mỹ. Tham vọng hơn nữa khi Elizabeth quyên bố:” Năm 2015, chúng tôi dự tính sẽ ký tiếp hợp đồng với hệ thống phân phối dược phẩm CVS - là đối thủ cạnh tranh của Walgreens. CVS có khoảng 7.800 cửa hàng".
Trong một báo cáo gần đây của tạp chí Forrtune, Công ty Thernos có giá trị vào khoảng 9 tỷ USD, cổ đông lớn nhất là Elizabeth nắm giữ hơn 50% cổ phần, tương đương 4,5 tỷ USD. Cô lọt vào top những người giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn với vị trí thứ 10. Cô đã trở thành nữ tỷ phú trẻ nhất nước Mỹ khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng.
Trong danh sách Forrbes 400 của năm 2014, Elizabeth xếp thứ 110 và xếp thứ nhất trong danh sách nhưng phụ nữ tự thân giỏi nhất nước Mỹ vào năm 2015 với tài sản ròng 4,7 tỷ USD.
Vào tháng 3/2015, Elizabeth Holmes đã trở thành người trẻ tuổi nhất từng được vinh danh là một thành viên suốt đời của Hiệp hội Horatio Alger dành cho những người Mỹ xuất sắc.
Dù đã trở thành tỷ phú tự thân giàu nhất nước Mỹ, song với Elizabeth tiền bạc và sự nổi tiếng không phải là tất cả. Cô có một cuộc sống bí ẩn trầm lắng đến mức từng bị chỉ trích vì chính lối sống đó.
Theo tờ New Yorker, Elizabeth Holmes “ có thể đọc thuộc lòng bất kỳ một đoạn nào trong các tác phẩm của Jane Austen, nhưng cô lại không có thời gian để đọc tiểu thuyết hay gặp gỡ bạn bè. Cô không hề hẹn hò, rất ít ngủ, làm việc 7 ngày trong tuần và chưa từng có kỳ nghỉ nào trong suốt 10 năm qua. Thâm chí trong phòng ngủ của cô cũng không có lấy một chiếc TV để giải trí.
Cô là người ăn chay, kiêng cà phê và mỗi ngày cô uống một thứ hỗn hợp từ dưa chuột, rau mùi tây, cải xoắn, rau bina, rau diếp romaine và cần tây.
Elizabeth Holmes tự nhận lấy sứ mệnh là làm cho công cuộc xét nghiệm máu trở nên dễ dàng hơn với tất cả mọi người, từ đó giúp việc chẩn đoán và điều trị bệnh được nhanh chóng dễ dàng hơn.
Hoài An (Tổng hợp)