Sci-News mới đây đưa tin cho hay mới đây các nhà khoa học thuộc NASA, Google và nhiều trường đại học, học viện nổi tiếng của Mỹ đã sử dụng một Al -Trí thông minh nhân tạo để tìm kiếm và phát hiện 2 ngoại hành tinh "khó năm bắt".
Theo đó, ngoài những hành tinh thuộc về hệ mặt trời, những hành tinh mới lạ là mục tiêu mà nhiều "thợ săn hành tinh" của NASA hướng đến.
Cụ thể, hai ngoại hành tinh lần này được cho là 2 siêu trái đất rất xa xôi quay quanh 2 ngôi sao K2 trong chòm sao Bảo Bình, xuất hiện hết sức mập mờ, ma quái trong dữ liệu mà Kính viễn vọng không gian Kepler của NASA thu thập được.
Dưới con mắt của Al, các dữ liệu cho thấy 2 hành tinh mới được cho khá giống với trái đất.
Siêu trái đất thứ nhất là K2-293b, còn mang mã số EPIC 246151543, kích thước gấp 2,45 lần trái đất, được mô tả là một hành tinh "sưng húp" với bầu không khí căng phồng và dễ bay hơi. Nó mất 13,1 ngày để quay quanh sao mẹ K2-293 nên phải chịu bức xạ cực kỳ khắc nghiệt. Hành tinh này cách chúng ta 1.300 năm ánh sáng.
Siêu trái đất thứ hai là K2-294b (EPIC 246078672), kích thước gấp 1,66 lần trái đất, có khả năng là một hành tinh đầy đá. Nó quay cực sát với sao mẹ K2-294, một năm chỉ kéo dài 2,5 ngày và thực sự là một hỏa ngục. K20294b cách chúng ta 1.230 năm ánh sáng.
Để phát hiện được những siêu trái đất này, Al đã được các nhà khoa học thiết kế có khả năng hoạt động theo một thuật toán đặc biệt giúp tìm được những tín hiệu bị bỏ lỡ bởi các phương pháp săn hành tinh truyền thống.
Khi đã lọc được tín hiệu của 2 siêu trái đất, họ tiếp tục sử dụng hệ thống kính viễn vọng tại mặt đất nhằm xác thực và bước này được thực hiện tại Đài quan sát Whip tại Viện Smithsonian (Arizona) và Kính viễn vọng Gillett tại Đài thiên văn Gemini (Hawaii).
Nghiên cứu này đã được công bố trên arXiv.org và sẽ công bố chính thức trên tạp chí khoa học Astronomical Journal trong thời gian tới đây.