Những phát hiện này được đăng tải trên tạp chí Communications Biology vào hôm 8/5.
Theo đó, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Phân tử, Đại học La Trobe (Australia) đã nhận thấy virus cúm A có thể tiêu diệt bạch cầu đơn nhân.
Cụ thể, cúm A có thể tiêu diệt những bạch cầu đơn nhân. Chúng sau đó trú ẩn trong các tế bào đã được lập trình và lây lan ra khắp cơ thể.
Nhóm nghiên cứu của ĐH La Trobe đã sử dụng hàng loạt những phương pháp sinh hoá cùng kính hiển vị có độ phân giải cao để bắt giữ virus ẩn trong và trên những tế bào sắp chết này.
Theo trưởng nhóm nghiên cứu, TS Georgia Atkin-Smith, hiện tượng 'con ngựa thành Troia' cho phép virus lây lan mạnh trong cơ thể hơn so với bình thường.
Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra từ kết quả xét nghiệm của các thử nghiệm nuôi cấy tế bào, một loại thuốc chống loạn thần có thể hạn chế sự lây lan này của virus cúm A.
Theo nhà sinh vật học tế bào của ĐH La Trobe, PGS Ivan Poon trong hơn 50 năm qua, các nhà khoa học cho rằng sự phân mảnh tế bào là một quá trình ngẫu nhiên và các mảnh tế bào chết chỉ là mảnh vụn trong cơ thể.
Việc tiếp tục nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của phương pháp điều trị mới đối với những bệnh truyền nhiễm trong đó có Covid-19.