Các công nhân xây dựng mới đây đã phát hiện một hố chôn khổng lồ gồm 80.000 bộ hài cốt phía dưới một công viên giải trí tại Ba Lan.
Theo đó, hãng tin TS đưa tin cho hay một hố chôn cất bí ẩn có quy mô khổng lồ với 80.000 bộ hài cốt vừa được tìm thấy nằm phía dưới một công viên giải trí ở Ba Lan, mới được các công nhân xây dựng tìm thấy. Người dân địa phương còn gọi nơi này là "công viên của người chết".
Được biết khu vực này nằm tại trung tâm thành phố Bydgoszcz, phía bắc tỉnh Kuyavian-Pomerania, Ba Lan.
Theo các nhà khảo cổ học Ba Lan, có thể những bộ hài cốt kia là của người Đức. Ảnh: TS |
Cụ thể, tại đây những công nhân xây dựng đã vô tình phát hiện thấy có hôn chôn khổng lồ khi đang làm việc trong dự án cải tạo, nâng cấp công viên, gồm cả việc xây dựng những khu vui chơi mới và phòng tập gym.
Hiện dự án xây dựng trị giá 1,5 triệu bảng Anh đang bị chính quyền thành phố tạm hoãn để chờ chỉ đạo việc di dời hàng chục nghìn bộ hài cốt. Ông Robert Grochowsk, nhà khảo cổ học dẫn đầu đoàn cho biết: “Chúng tôi tìm thấy khu nghĩa địa gần như còn nguyên vẹn, với ước tính khoảng 80.000 bộ xương. Đây là con số khổng lồ nên đặt ra nhiều thách thức lớn”.
Việc di chuyển khối lượng hài cốt lớn đang là thách thức không nhỏ. Ảnh: TS |
Theo các nhà khảo cổ học phần lớn những bộ hài cốt là của người Đức. Những thi thể cuối cùng được chôn cất tại đây vào khoảng giữa năm 1945.
Thành phố Bydgoszcz của Ba Lan bị người Đức chiếm đóng từ thế kỷ 17 đến khoảng năm 1918.
Chính quyền Ba Lan đã tiếp quản thành phố sau khi chiến tranh thế giới kết thúc đồng thời xây dựng công viên trên nghĩa trang khổng lồ mà không hề hay biết có hàng chục nghìn hài cốt đang nằm dưới lòng đất.
Thị trưởng thành phố Bydgoszcz đã triệu tập để thành lập ủy ban đặc biệt nhằm giải quyết những bộ xương khổng lồ đang chôn dưới công viên. Sự kiện này cũng gây nhiều sự chú ý với cư dân mạng ở Ba Lan.
Một tài khoản bình luận: “Người ta vẫn truyền tai nhau về việc tồn tại một nghĩa trang khổng lồ trong thành phố từ trước Thế chiến thứ 2. Đó là công viên nhân dân, nhưng chúng tôi gọi là ‘công viên của người chết”.
Minh Di (tổng hợp)