Các nhà khoa học Anh mới đây đã phát hiện ra hóa thạch của một số sinh vật sinh sống đầu tiên trên trái đất.
Các nhà khoa học thuộc University College London (UCL) đã tìm thấy hóa thạch của những con bọ vi khuẩn, được xem là sinh vật già cỗi nhất trên trái đất cho đến thời điểm này.
Thành tạo đá nơi hóa thạch được tìm thấy. Ảnh: DOMINIC PAPINEAU |
Hóa thạch mới tìm thấy này chứa những sợi tơ nhỏ và ống hình thành từ vi khuẩn. Theo các nhà khoa khọc, các sinh vật này đã sống ít nhất 3.770 triệu năm về trước.
Chúng được bọc tim thấy trong một lớp thạch anh tại một thành tạo đá ở tỉnh Quebec - Canada, hay còn được biết đến với tên gọi Vành đai Nuvvuagittuq Supracrustal (NSB).
Ông Matthew Dodd, một thành viên của UCL cho biết, phát hiện này đã củng cố ý tưởng sự sống hình thành từ các lỗ thông nhiệt dưới đáy biển.
Trước đó, hóa thạch lâu đời nhất có niên đại 3.460 triệu tuổi đã được phát hiện tại Tây Úc. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng chúng có thể là những đặc tính phi sinh học trong đá.
Nghiêm Thu (Tổng hợp)