Hơi nước và mây là hai dạng vật chất phổ biến trong một ngôi sao bên ngoài hệ mặt trời. Đây là một phát hiện vô cùng quan trọng đối với ngành thiên văn.
Ngôi sao đặc biệt trên tên là WISE 0855 được phát hiện từ năm 2014. Ngôi sao này cách trái đất 7,2 năm ánh sáng. Khi được phát hiện, nó là thiên thể lạnh nhất bên ngoài hệ mặt trời. Vì ngôi sao này phát ra ánh sáng rất yếu nên không thể quan sát bằng kính thiên văn quang học thông thường. Chính vì vậy nên các nhà khoa học phải sử dụng kính thiên văn hồng ngoại Gemini North đặt tại quần đảo Hawaii và máy ghi quang phổ cận hồng ngoại để quan sát nó.
Hình minh họa ngôi sao lùn nâu WISE 0855, nơi có khả năng tạo ra những đám mây nước bên ngoài Thái Dương Hệ. Hình dạng của nó tương đối giống sao Mộc. Ảnh:AURA. |
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện nhiều bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của những đám mây chứa nước hoặc băng trên WISE 0855. Đây cũng là lần đầu tiên con người phát hiện hiện đám mây nước bên ngoài Thái Dương Hệ.
Nghiên cứu cũng cho thấy WISE 0855 có cấu tạo gần giống sao Mộc-hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời, nhưng có khối lượng lớn gấp 5 lần. Nhiệt độ của nó rơi vào khoảng 23 độ C, tương đương với sao Mộc.
Trong một diễn biến có liên quan, một hành tinh quay quanh 3 mặt trời có thể không biết đến đêm tối là gì, hoặc có 3 lần hoàng hôn, 3 lần Bình Minh.
Nghiêm Thu (Tổng hợp)