"Họ đã bắt rùa nhốt trong nhà tắm, trong bếp, ở mọi chỗ có thể trong nhà".
Tự nhiên khu vực này có một "mùi ôi" kì lạ, và các nhà điều tra vào cuộc tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy ra. "Bạn không tưởng tượng được đâu. Nó tệ hại kinh khủng", Soary Randrianjafizanaka, giám đốc khu vực của Chi nhánh Môi Trường tại Madagascar nói với National Geographic.
"Họ đã bắt rùa nhốt trong nhà tắm, trong bếp, ở mọi chỗ có thể trong nhà", Randrianjafizanaka bổ sung.
Mùi phân và nước tiểu của rùa lan xa, cộng thêm mùi xác thối của 180 con rùa đã chết càng làm không khí nặng nề mùi ô uế. Sau khi được giải cứu, có thêm 574 con rùa nữa đã bỏ mạng do thiếu dinh dưỡng và do nhiễm trùng.
Các nhà chức trách khu vực đã bắt giữ 3 thợ săn trái phép đang cư ngụ trong căn nhà nói trên, 2 trong số đó đang cố gắng đào hố chôn rùa khi cơ quan chức năng ập vào bắt giữ họ.
"Toàn bộ những thành viên thuộc đội giải cứu đều có rất nhiều kinh nghiệm xử lý loài rùa này, cả những con rùa hoang lẫn rùa đã bị bắt nhốt, đều đồng ý rằng đây là số rùa nhiều nhất họ từng thấy – và có lẽ là sẽ thấy – trong đời mình", trưởng đội giải cứu nói với báo giới.
Số lượng rùa trong đợt đột kích này lớn tới mức họ nghi ngờ rằng có một "ông lớn" đứng sau đường dây buôn rùa này.
Bản thân những con rùa này rất có giá trị: bạn cứ nhìn mai nó mà xem, những đường vân đẹp đẽ này chính là lý do vì sao loài rùa này bị săn nhiều đến thế. Chúng thường bị bắt về làm thú cảnh, làm thuốc và lấy mai làm đồ trang trí.
Ngày nay, số lượng cá thể rùa có lẽ còn khoảng 3 triệu, theo lời Rick Hudson, giám đốc của Liên minh Bảo tồn Rùa.
Chừng nào khu vực Madagascar chưa được bảo vệ nghiêm ngặt, thì nơi loài rùa này có thể sống an toàn trong lồng mà thôi.
Ảnh trong bài được lấy từ trang Facebook của Liên minh Bảo tồn Rùa - Turtle SurvivalAlliance.