Theo tờ Siberian Times, mới đây, các nhà khoa học đang rất phấn khích khi khai quật được hai hóa thạch gấu hang động đã tuyệt chủng. Một trong 2 hóa thạch còn giữ được tình trạng hàm răng, mũi, miệng nguyên vẹn sau 39.000 năm.
Sau khi được những nông dân chăn tuần lộc vô tình phát hiện ở Yakutia, Siberia, các nhà khoa học đã khai quật được 2 hoá thạch gồm một con trưởng thành và một gấu con. Chúng được xác định là loài Gấu Hang (Ursus spelaeus), sinh vật tiền sử sống ở lục địa Á - Âu từ hàng chục nghìn năm trước.
"Đây là lần đầu tiên loài gấu hang được tìm thấy còn nguyên vẹn các mô mềm. Nó được bảo quản gần như 100%, với các cơ quan nội tạng được giữ nguyên. Trước đó, người ta chỉ tìm thấy xương và hộp sọ của loài này. Đây thực sự là phát hiện mang tầm thế giới. Chúng tôi hi vọng bằng các phương pháp nghiên cứu sẽ lấy được ADN của loài thú này.", nhà khoa học Lena Grigorieva, tới từ Viện sinh thái ứng dụng, thuộc Đại học liên bang đông bắc Nga, cho biết.
Được biết, đây là lần đầu tiên xác Gấu Hang được tìm thấy còn nguyên cả mô mềm (các mô ngoài xương, có tác dụng liên kết, hỗ trợ hoặc bao bọc các cơ quan và cấu trúc khác).
Theo báo cáo của kho lưu trữ động vật hoang dã thời tiền sử thì loài gấu hang động, là một trong những loài động vật có vú phổ biến nhất trong thế Cánh Tân nhưng đã tuyệt chủng khoảng 15.000 năm trước.