Tổng thống Nga cho rằng Thủ tướng Anh David Cameron đang muốn lợi dụng cuộc trưng cầu ý dân nhằm "tống tiền" châu Âu. Nhưng ông từ chối bày tỏ quan điểm về cuộc trưng cầu dân ý của Anh tuần tới.
Tổng thống Nga cho rằng có rất nhiều nghi vấn cần phải đặt ra khi chính David Cameron là người đề xuất kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề nên tiếp tục ở lại hay rời khỏi liên minh châu Âu EU. Nhưng sau đó chính ông là người đi vận động mọi người nên bỏ phiếu để giữ Anh ở lại EU. Theo ông Putin, không rõ ông Cameron đang có toan tính gì, nhưng rõ ràng ông đã gây ra "một vấn đề rất lớn".
Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Getty |
Khi hỏi thêm ý kiến của Putin về chuyện Anh nên đi hay rời khỏi EU, tổng thống Nga từ chối câu hỏi này: "Đây là vấn đề của nước Anh và quyết định nằm trong tay người dân Anh".
Ý kiến của các lãnh đạo hàng đầu về vấn đề đi hay ở lại EU của nước Anh cũng rất khác nhau. Các chính trị gia và các nhà quan sát địa chính trị đã suy đoán rằng các nhà lãnh đạo thế giới sẽ tranh cãi rất nhiều và sẽ có quan điểm trái ngược về việc Anh rời khỏi EU.
Một số nước sẽ chào đón nước Anh "trở lại" như một khách hàng đầy tiềm năng. Một số khác đang có những mối quan hệ mật thiết với EU sẽ không hài lòng một chút nào vì việc này trực tiếp làm EU suy giảm sức mạnh của mình và còn có thể là nguyên nhân gián tiếp làm tan rã EU trong tương lai gần.
Xét về chính trị, việc Anh rời EU sẽ làm suy yếu một trong những khối chính trị hàng đầu. Và nếu điều đó xảy ra, Nga sẽ là nước có cơ hội thể hiện sức mạnh của mình nhất.
Từ St Petersburg, ông Putin nói :" Tôi không nghĩ rằng Nga phù hợp cho việc can dự vào mọi vấn đề trên thế giới này. Thậm chí ngày nay, có những bên còn cố kéo Nga vào các vấn đề không liên quan. Nhưng Nga không phải là một loại "bù nhìn văn minh", chỉ đứng đó mà không làm việc".
Phát biểu này của ông Putin gợi nhắc đến một bài phát biểu trước quốc hội của trùm phát xít Hitler nhằm vào Mỹ, trong một bài phát biểu chế nhạo tổng thống Roosevelt: "Thưa ông, tôi biết ông cảm thấy nước Mỹ vĩ đại. Vĩ đại đến mức nước Mỹ cảm thấy phải có trách nhiệm lịch sử với mọi đất nước khác trên trái đất này...". Sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ hiện đóng vai trò siêu cường lãnh đạo toàn cầu. Và Putin thì đang muốn Nga trở lại vị thế của Liên Xô trước đó.
Về thủ tướng Anh, ông Putin nói tiếp: " Đối với Thủ tướng Chính phủ của Vương quốc Anh , có một vấn đề lớn với Brexit , tại sao ông là người đầu tiên khởi xướng cuộc trưng cầu dân ý này? Tại sao ông lại làm vậy? Ông muốn để tống tiền châu Âu hay hù dọa ai đó, mục tiêu là gì khi ông chống lại việc rời khỏi EU?"
"Tôi muốn nói rằng nó không phải là việc của chúng tôi , nó là vấn để của người dân của Vương quốc Anh. Tôi có ý kiến riêng của tôi về vấn đề này ,nhưng tôi không thể nói về kết quả khi mà cuộc trưng cầu ý dân chưa diễn ra. Không ai biết về kết quả sẽ ra sao, tôi nghĩ rằng nó là 50-50, đó cũng là biên độ nhất định của sai lầm hay đúng đắn khi rời khỏi EU ".
Trong buổi họp báo, tổng thống Nga cũng nói rằng dù đi hay ở lại, nước Anh cũng còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết với các nước thành viên EU, ví dụ đơn giản nhất là luật đánh cá trên các cùng biển.
Nhưng ông vẫn giữ kín ý kiến của mình về kết quả của cuộc trưng cầu dân ý và nói : "Ai có thể dự đoán nó Không ai có thể dự đoán nó tôi có ý kiến riêng của tôi về vấn đề này - cho dù đó là tốt hay xấu - nhưng tôi sẽ kiềm chế không phát biểu suy đoán của mình. Tôi nghĩ rằng sẽ sẽ có một chút gì đó không đúng nếu tôi thể hiện suy đoán của mình, dù muốn hay không cũng phải thừa nhận, những gì tôi nói có ảnh hưởng phần nào tới người dân Anh".
Ông kết luận: "Đó là vấn đề lợi ích của EU và Anh. Và đó là vấn đề của người dân Anh và người dân EU."
Việc ở lại tiếp tục hay rời khỏi EU nằm trong tay dân Anh. Ảnh: Brexit |
Các chuyên gia khác nhau có những ước tính khác nhau về việc Brexit sẽ có lợi cho Vương quốc Anh hay không, một số nói rằng nó sẽ gây thiệt hại và một số cho rằng rời khỏi EU sẽ làm Anh ổn định hơn và mạnh mẽ hơn.
Một số quốc gia thành viên EU sát biên giới Nga đang quan sát rất thận trọng về những diễn biến của EU, đặc biệt là kể từ khi sáp nhập Crimea từ Ukraine vào năm 2014 sau cuộc nội chiến lật đổ chính phủ Poroshenko. Một khi EU gặp vấn đề, khó có gì đảm bảo cho họ nếu Nga có những tham vọng.
Trước đó, Nga từng can thiệp quân sự vào nước láng giềng Gruzia vào năm 2008 , sau một cuộc tranh cãi về lãnh thổ của Nam Ossetia và Abkhazia.
Quý Vũ (Theo Independent)