Theo tờ health, thanh long (tên tiếng Anh là Dragon fruit) là một loại cây thuộc họ xương rồng và có nguồn gốc ở phía bắc Nam Mỹ. Ruột bên trong quả thanh long có nhiều màu sắc như trắng, đỏ, vàng nhưng không có nhiều khác biệt về thành phần dinh dưỡng.
Quả thanh long rất giàu chất xơ và chất chống oxy hóa giúp chống lại bệnh ung thư, tiểu đường và bệnh tim, cũng như các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa và tiết niệu.
Dưới đây là những lợi ích sức khỏe của quả thanh long đối với cơ thể:
1. Thúc đẩy sức khỏe đường ruột
Quả thanh long giúp tăng cường sức khỏe đường ruột theo hai cách chính. Một cốc sinh tố thanh long cung cấp 5,58 gam (g) chất xơ. Quả thanh long cũng chứa prebiotic được gọi là oligosacarit, giúp kích thích sự phát triển của vi khuẩn đường ruột Bifidobacteria và Lactobacillus có lợi. Những vi khuẩn sinh học này đã được chứng minh là ngăn ngừa hoặc điều trị các tình trạng tiêu hóa, bao gồm hội chứng ruột kích thích (IBS).
2. Ngăn ngừa bệnh mãn tính
Do chứa chất chống oxy hóa chống, chất chống viêm nên quả thanh long có tác dụng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến viêm nhiễm. Chúng bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh tim, ung thư và hội chứng chuyển hóa. Chất chống oxy hóa được gọi là betacyanins, cung cấp màu sắc cho thịt và vỏ của thanh long đỏ. Giúp chống oxy hóa và các gốc tự do.
Các gốc tự do (Free radical) được tạo ra khi cơ thể bạn phân hủy thức ăn, hoặc khi bạn tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc bức xạ. Sự tích tụ của các gốc tự do theo thời gian phần lớn là nguyên nhân gây ra các vấn đề về lão hóa và sức khỏe, bao gồm bệnh tim, ung thư và thậm chí là viêm khớp. Sự tấn công của các gốc tự do gây ra hơn 60 bệnh khác nhau như suy giảm trí nhớ, lão suy, bệnh Alzheimer, đột quỵ, tăng huyết áp vô căn, đái tháo đường, bệnh xơ vữa động mạch, ung thư,...
Thanh long ruột đỏ và ruột trắng rất giàu chất chống oxy hóa được gọi là hợp chất phenolic. Một báo cáo nghiên cứu năm 2021 cho biết thanh long đỏ có nồng độ tổng số polyphenol và hoạt tính chống oxy hóa cao nhất so với cả hai loại thanh long trắng và vàng. Về bệnh ung thư, các nhà nghiên cứu tin rằng sự thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột do quá trình lên men prebiotics trong thanh long gây ra trong ruột có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
3. Giúp điều hòa lượng đường trong máu
Quả thanh long chứa đường tự nhiên, nhưng ăn thanh long lại có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Các nhà nghiên cứu cho rằng, thanh long đỏ nói riêng có khả năng giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Đó là do các hợp chất tự nhiên trong cây có thể giúp tái tạo các tế bào beta trong tuyến tụy, tạo ra và tiết ra insulin và amylin, hai loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu.
Thanh long cũng có tác dụng chống viêm và viêm là một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Một đánh giá nghiên cứu năm 2017 đã phân tích bốn nghiên cứu được công bố trước đó, kết luận rằng thanh long có tác dụng đáng kể trong việc giảm lượng đường trong máu lúc đói ở những người mắc bệnh tiểu đường. Mặc dù điều này không thấy ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, nhưng lượng đường trong máu đã giảm đáng kể khi mọi người tiêu thụ một lượng lớn thanh long.
4. Giúp cải thiện lưu thông máu
Ăn thanh long có thể là một cách đơn giản để giúp cải thiện lưu thông máu trong cơ thể. Một nghiên cứu nhỏ trên 18 người trẻ, khỏe mạnh và không hút thuốc cho thấy, việc tiêu thụ 24 g bột thanh long nguyên chất hàng ngày có rất nhiều lợi ích.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét kết quả về lưu lượng máu, độ cứng của động mạch và huyết áp, được đo một, hai, ba và bốn giờ sau khi ăn thanh long và sau 14 ngày. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người ăn thanh long có sự cải thiện đáng kể về lưu lượng máu trong hai, ba và bốn giờ sau khi ăn bột thanh long so với nhóm dùng không ăn và hiệu quả này được duy trì trong suốt hai tuần.
5. Hỗ trợ hệ thống miễn dịch
Thanh long hỗ trợ chức năng miễn dịch trực tiếp và gián tiếp. Bản thân loại quả này có đặc tính chống vi khuẩn, chống vi rút và kháng khuẩn. Các phần thịt và vỏ cũng đã được chứng minh là có tác dụng ức chế các vi sinh vật sinh ra từ thực phẩm, bao gồm cả nấm men và nấm mốc. Sự thay đổi của vi khuẩn đường ruột được kích hoạt khi ăn thanh long giúp kích hoạt và hỗ trợ phản ứng miễn dịch tổng thể của cơ thể.
Giá trị dinh dưỡng của thanh long
Theo health, một cốc sinh tố thanh long cung cấp những dưỡng chất sau: Calo: 103 Chất béo: 0,252 g Chất đạm: 0,648 g Carbohydrate: 27,4 g Chất xơ: 5,58 g (20% giá trị hàng ngày) Natri: 1,8 mg (0% giá trị hàng ngày) Vitamin C: 7,74 mg (8%) Kali: 209 mg (4,4%) Magiê: 12,6 mg (3%)
Trong đó, chất xơ và chất chống oxy hóa là những dưỡng chất nổi bật của thanh long.
Biểu hiện của dị ứng thanh long
Một số người ăn thanh long có thể gây ra các triệu chứng bao gồm nôn mửa, phát ban và sưng lưỡi. Ăn thanh long đỏ cũng có thể khiến nước tiểu của bạn có màu đỏ hoặc hồng. Theo các bác sĩ tiết niệu, nước tiểu có màu đỏ không phải do máu, được gọi là giả đái máu, điều này cũng có thể do bạn ăn một lượng lớn các loại thực phẩm có sắc tố đỏ cao khác, như củ cải đường hoặc các loại quả mọng khác.