Người Thụy Điển thực sự không thích nổi bật, họ rất thích hòa nhập. Chính vì vậy, trước phản ứng "lạc đàn" của chính phủ với đại dịch Covid-19, nhiều người Thụy Điển đã cảm thấy khó chịu. Thụy Điển là quốc gia lớn cuối cùng ở châu Âu mà đến nay hầu hết trường học, quán bar, nhà hàng vẫn còn mở cửa.
Chính phủ Thụy Điển đã yêu cầu mọi người làm việc tại nhà nếu có thể, những người trên 70 tuổi được hướng dẫn ở nhà còn việc đến thăm viện dưỡng lão đã bị cấm. Tuy nhiên, không có chỉ thị phong tỏa chính thức mặc dù nước này đã có hơn 4.000 ca nhiễm và 180 ca tử vong vì Covid-19.
Bước đi duy nhất mà liên minh do đảng Dân chủ Xã hội lãnh đạo đã thực hiện là đóng cửa trường đại học, cao đẳng cũng như ra lệnh cho các nhà hàng, quán bar chỉ phục vụ khách tại bàn chứ không ở quần bar chật trội. Ngoài ra, Thụy Điển còn ra lệnh cấm các cuộc tụ tập công cộng nhưng được giới hạn 50 người, lớn hơn đáng kể so với các quốc gia châu Âu khác. Nước Anh chỉ cho tụ tập tối đa 2 người.
Thật vậy, trẻ em Thụy Điển dưới 16 tuổi đều vẫn đang đi học trong khi các quán bar và nhà hàng vẫn tương đối đông đúc. Trên lý thuyết, Thụy Điển dường như đang sống sót giữa đại dịch. Ví dụ, nước này báo cáo ca tử vong đầu tiên liên quan tới Covid-19 vào ngày 11/3. Vào thời điểm đó, Anh đã có 8 ca, Italy có 800 ca tử vong.
Và theo Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Châu Âu, chỉ có 14 ca tử vong vì Covid-19/1 triệu dân tại Thụy Điển, ít hơn nhiều so với Italy (192), Tây Ban Nha (157) và Anh (21).
Nhưng dựa vào những thống kê này có thể gây hiểu nhầm. Trong khi tỷ lệ tử vong của Thụy Điển có thể có mức thấp đáng kinh ngạc, điều đó có thể do nước này đã thành công trong việc trì hoãn chứ không phải ngăn chặn một vụ dịch nghiêm trọng. Thật vậy, tỷ lệ lây nhiễm hiện tại của Thụy Điển đã tương đối cao. Nếu bạn nhìn vào số ca nhiễm đã được báo cáo trên 100.000 người của Thụy Điển là 39,6, bạn sẽ thấy nó lớn hơn của Anh (33,8). Vì vậy, chiến lược của chính phủ Thụy Điển là không phù hợp với nhiều công dân.
Các nước láng giềng như Đan Mạch, Phần Lan và Na Uy, tất cả đều có ít ca tử vong hơn Thụy Điển đều đã đưa ra những biện pháp phong tỏa chặt chẽ, chẳng hạn như đóng cửa công sở, trường học từ vài tuần trước đó.
Khi Thủ tướng Stefan Lofven xuất hiện trên truyền hình tuần trước, nhiều người Thụy Điển mong đợi ông tuyên bố, ít nhất là việc đóng cửa trường học cho trẻ em dưới 16 tuổi. Nhưng không, ông Lofven chỉ yêu cầu người dân Thụy Điển chịu trách nhiệm cho sức khỏe của bản thân và những người thân yêu.
Vậy tại sao ông Lofven và chính phủ của mình lại áp dụng cách tiếp cận nguy hiểm như vậy? Một phần là để bảo vệ nền kinh tế của Thụy Điển. Nhờ ca nhiễm đầu tiên tương đối muộn nên chính phủ nhận thức rõ tác động kinh tế tàn khốc khi ban hành một lệnh phong tỏa chặt chẽ kiểu Italy. Ngoài ra, chính phủ Thụy Điển tin tưởng vào công dân của mình. Họ tin người đân sẽ làm những điều đúng đắn và tuân thủ hướng dẫn của chuyên gia. Thụy Điển vẫn là một quốc gia vì cộng đồng. Người dân tin chắc cộng đồng được đặt lên hàng đầu chứ không phải cá nhân.
Mặc dù không nhận được sự đồng tình của cộng đồng khoa học trong nước, chính phủ Thụy Điển lại được nhân dân tin tưởng. Trong một cuộc thăm dò gần đây do tờ Svenska Dagbladet twhcj hiện, hơn một nửa người dân cho biết họ thấy phản ứng của đất nước với dịch Covid-19 cho đến nay là "cân bằng".
Thủ tướng Lofven không loại trừ việc thực hiện các biện pháp chặt chẽ hơn nếu tình hình xấu đi. Nhưng trong thời gian này, Thụy Điển đang tiếp tục chơi một trò chơi dài đầy tham vọng để bảo vệ kinh tế, công dân và xã hội của mình.