Tập tục "thịt người gác bếp" đang tồn tại ở dân tộc Mông trong rừng sâu ở Hà Giang. Những cái bàn chân, bàn tay treo trong gác bếp mà lạnh cả người.
Tại bản Mã Hoàng Phìn giữa rừng Phong Quang (Vị Xuyên, Hà Giang), nhà báo Đào Thanh Tuy cùng một người bạn đã khám phá ra điều kỳ lạ ở vùng đất này.
Ngôi nhà trên Bản Mã Hoàng Phìn |
Ở một số gia đình tại đây, ngoài những miếng thịt lợn ám khói treo gác bếp thì còn một bọc đen sì phía trên giàn củi. Nhìn kỹ lại thì nó là chiếc áo ám bồ hóng, được buộc bởi những sợi dây rừng.
Sau một lúc hỏi cô chủ nhà, cuối cùng thì cô cho biết đó là thịt người. Câu trả lời khiến ai cũng bất ngờ và cảm thấy ớn lạnh với những gì mà cô sắp nói.
Nếu đây là 10 năm ngàn năm trước thì chuyện ăn thịt người, còn có người tin, chứ thời buổi này nói thế thì ai tin được.
Cô chủ lấy 1 thứ trên gác bếp xuống. |
Cô chủ bê cái bọc đen sì ám bồ hóng đặt xuống nền đất, rồi lựa cởi dây. Cởi xong những chiếc dây thắt nút chằng chịt, thì gỡ dần từng lớp áo đã đóng két lại. Lật hết lớp áo, thì đến lớp vải quần. Lột ra, thì lòi ra cái cục gì cứng như đá. Mở tiếp, thì ai cũng phải thốt lên
– “Ối mẹ ơi! ối giời đất thiên địa ơi! Đúng là thịt người treo gác bếp!”.
Nguyên xi một cái bàn chân quắt queo, đen sì bồ hóng, còn nguyên cả móng và đủ các ngón. Phần cứng như đá là hai cái xương ống lòi ra.
Cái chân trên gác bếp được lôi xuống |
Tìm hiểu, hóa ra, người Mông ở vùng đất này tin vào chuyện sống thế nào, chết thế đó. Họ sợ, nếu bị thương, bị mất một phần xương thịt, khi chết cũng sẽ là con ma thương tật, nên giữ lại các bộ phận nếu bị loại bỏ. Cô chủ nhà này cho biết, ông chồng bị dính mìn khi làm nương, bị rụng mất bàn chân, nên đã gói lại treo gác bếp.
Bàn chân gác bếp khiến người xem thấy ớn lạnh. |
Tìm hiểu rộng ra, thì ở trong bản cũng có mấy trường hợp bị dính mìn, bị ngã, bị đá đè, thương tích nặng phải cưa chân tay, cũng đem treo gác bếp, sau này chết thì gắn nó lại đem chôn.
Hoàng Nguyễn (tổng hợp)