Sả có Công dụng thanh lọc cơ thể
Sả được dùng phổ biến để làm gia vị chế biến nhiều món ăn ngon tuyệt vời. Ngoài làm tăng hương vị thơm ngon cho món ăn, sả cũng có chứa những thành phần có tác dụng tuyệt vời với con người. Đây cũng là 1 trong 70 loại Cây thuốc nam nằm trong quy định của Bộ Y tế với công dụng chữa nhiều bệnh như: tốt cho tiêu hóa, phòng chống ung thư, thanh lọc cơ thể,... Cùng tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm sinh thái, công dụng và cách dùng của vị thuốc thuốc này qua bài viết dưới đây.
Đặc điểm sinh thái của sả
Sả là dạng cây mọc theo dạng bụi, sống lâu năm với thân hình cao từ 1 - 1,5m. Cây có thân rễ màu xanh trắng hoặc hơi tía. Phiến lá dài khoảng 1m, hẹp với các bẹ lá cuốn chặt vào nhau. Mép lá sờ hơi nhám và cò mùi thơm dễ chịu. Bẹ lá không có lông, song có sọc dọc. Hoa mọc thành cụm gồm nhiều hoa những không có cuống.
Công dụng của sả
Không chỉ có tác dụng trong đời sống để chế biến món ăn, sả còn còn rất nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh. Dưới đyâ là một vài công dụng của loại củ này trong việc điều trị bệnh:
Tốt cho hệ tiêu hóa
Sả cí vị cay tê nhưng không nóng. Khi kết hợp với các món ăn sẽ kích thích vị giác. Đây cũng chính là chất giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động, tốt cho khả năng tiêu hóa trong cơ thể, chống đầy hơi, ngăn ngừa hình thành của đờm nhớt, chống hôi miệng,... Tinh dầu từ sả giúp hỗ trợ ăn uống kém, các vấn đề tiêu hóa, giảm buồn nôn, giảm bị tiêu chảy,..
Phòng chống ung thư
Theo các chuyên gia, trong sả có chứa hợp chất citral, giúp tiêu diệt các tế bào ung thư, bảo vệ các tế bào khỏe mạnh. Ngoài ra, trong cây sả còn chưa thêm beta-carotene - loại chất chống oxy hóa, tác dụng ngăn ngừa ung thư. Vì vậy đây là loại gia vị khuyến khích nên dùng thường xuyên, hoặc có thể uống trà có thêm sả để tốt cho sức khỏe.
Thanh lọc cơ thể
Các thành phần trong cây sả, giúp loại bỏ axit uric và các chất độc hại trong cơ thể. Chính vì vậy đây được coi là bài thuốc giải độc gan hiệu quả, hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh, thanh lọc cơ thể, lợi tiểu.
Các bài thuốc hay về cây sả
Nồi nước xông cảm cúm, sốt, nhức đầu: lá sả, lá tre, cúc tần, lá bưởi, hương nhu mỗi loại 50g… Nấu nước xông.
Nước gội đầu: lá sả 50g, mần trầu 50g, bồ kết 5 quả. Nấu nước gội đầu, làm trơn tóc sạch gàu, phòng tránh bệnh về tóc và da đầu.
Trị tiêu chảy: rễ sả, củ gấu, vỏ rụt, vỏ quýt, hậu phác mỗi vị 6-12g. Sắc uống trong ngày.
Chữa chàm trẻ em: rễ sả 30-50g. Giã nát xát vào vết chàm.
Chữa đầy bụng, đau bụng: tinh dầu sả 3 - 6 giọt nhỏ vào cốc nước rồi uống
* Gợi ý thêm một số món ăn ngon được chế biến thêm từ sả
- Nâm xào sả ớt
Nguyên liệu:
- 200g nấm, có thể dùng nấm rơm hay nấm chân gà - 1-2 cây sả - Ớt quả, muối, nước mắm, hạt nêm - Hành khô, rau mùi, hành lá.
- Ngao xào sả ớt
Nguyên liệu:
- 1kg ngao - 1 quả dứa chín, 4 cây sả, 1 nhánh gừng, ớt. - Đường, bột canh, dấm.
- Cá rô nướng sả
Nguyên liệu:
- 6 con cá rô lớn, làm sạch bụng, không đánh vảy - 10 cây sả, đập, thái khúc 6 cm - 1 nhánh gừng vừa, gọt vỏ, đập dập rồi thái khúc 4 cm - 2 thìa canh lá tarragon khô - 3 trái ớt sừng châu đỏ, thái khoanh - 2 củ hành tây, thái múi nhỏ - 2 thìa canh muối, 6 thìa canh dầu olive - 1 thìa canh tiêu hột, đập nhẹ - 5 thìa canh muối hột, 1 thìa canh ớt khô xay
* Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để biết rõ bệnh tình và hướng điều trị phù hợp hãy đến các cơ sở y tế để gặp bác sĩ thăm khám
Ảnh: Tổng hợp