Anh Abul Bajandar, 28 tuổi đã trải qua 25 ca phẫu thuật kể từ năm 2016 để loại bỏ các tế bào tăng trưởng trên tay mình và chân do một loại bệnh hiếm gặp.
Người lái xe kéo này đã từng rất vui mừng sau khi các bác sĩ cắt đi 5kg tế bào và tưởng chừng căn bệnh đã được điều trị. Tuy nhiên, anh phải tái nhập viện vào tháng 1/2019 bởi bệnh đã trở nên tồi tệ hơn. Một số tế bào đã dài ra vài cm.
Anh trở thành tiêu đề của các bài báo khắp thế giới trong quá trình chiến đấu chống lại bệnh epidermodysplasia verruciformis (hay còn gọi là hội chứng người cây). Chỉ có 200 người trên thế giới mắc bệnh này.
Trả lời phỏng vấn AFP, Bajandar nói: "Tôi không thể chịu được được đau đớn nữa. Hàng đêm tôi mất ngủ. Tôi đã xin bác sĩ hãy cắt tay đi để ít nhất tôi có thể bớt đau đớn". Mẹ của anh, bà Amina Bibi nói: "Ít nhất thì thằng bé sẽ không còn đau đớn nữa. Đó là tình trạng địa ngục".
Bajandar vừa mới trở thành một người bố nhưng lại không thể chờ đợi để bế con gái. Anh gặp vợ mình, Halima Khatun trước khi mắc phải căn bệnh này. Ban đầu, anh Bajandar nghĩ đó chỉ là những mụn cóc vô hại, nhưng dần dần, chúng bao phủ khắp tay và chân buộc anh phải nghỉ việc.
Bajandar đã rời khỏi một phòng khám ở Dhaka vào tháng 5/2018 sau khi phát bệnh và không rõ lý do tại sao. Anh phải nhập viện điều trị lại vào tháng 1/2019.
Samanta Lal Sen, trưởng khoa Phẫu thuật thẩm mỹ tại Bệnh viện ĐH Dhaka cho biết có 7 bác sĩ trong hội đồng sẽ thảo luận về tình trạng bệnh của Dhaka trong ngày 25/6. "Anh ấy đã đưa ra ý kiến của cá nhân mình. Nhưng chúng tôi sẽ làm những gì là giải pháp tốt nhất cho anh ấy", bác sĩ Sen nói.
Thủ tướng Sheikh Hasina hứa sẽ chu cấp để Bajandar được điều trị miễn phí sau khi câu chuyện của anh thu hút được sự chú ý ở trong và ngoài nước.
Bajandar sống tại một khu điều trị tư nhân của bệnh viện trong gần hai năm đợt điều trị đầu tiên nhưng anh Bajandar muốn ra nước ngoài để được chữa trị tốt hơn. Tuy nhiên, anh lại không có đủ tiền để trang trải chi phí.
Cho đến nay có hơn 200 trường hợp mắc EV được báo cáo trogn tài liệu, theo Trung tâm Thông tin Bệnh hiếm và Di truyền, một cơ quan của Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ.
Bệnh viện ĐH Y Dhaka từng điều trị cho một cô gái trẻ bị bệnh này vào năm 2017. Các bác sĩ tuyên bố ca phẫu thuật thành công nhưng bố cô bé sau đó cho biết các khối u đã quay trở lại. Gia đình đã dừng điều trị và trở về làng.